Dịch vụ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
Nhu cầu phân phối hàng hoá tại các cơ sở bán lẻ đang ngày càng tăng cao. Vì vậy, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá là một trong những giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có. Qua vấn đề trên, Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Một số khái niệm cơ bản
- 3 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
- 4 Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
- 5 Hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
- 6 Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất không thuộc trường hợp phải Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT
- 7 Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất thuộc trường hợp phải Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT
- 8 Câu hỏi thường gặp
- 8.1 Câu hỏi 1: Khi thay đổi loại hình bán lẻ, doanh nghiệp điều chỉnh những gì?
- 8.2 Câu hỏi 2: Trường hợp nào thì bị từ chối cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ?
- 8.3 Câu hỏi 3: Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại khi nào? Trình tự và thủ tục ra sao?
- 8.4 Câu hỏi 4: Bộ Công Thương căn cứ vào những gì để chấp thuận cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá?
- 9 Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hoá của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Luật Thương mại 2005;
- Luật Quản lý ngoại thương 2017;
- Luật Quản lý thuế 2019;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
- Thông tư 34/2013/TT-BCT;
Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở bán lẻ hàng hoá là gì?
Cơ sở bán lẻ hàng hoá là nơi diễn ra hoạt động bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
Cơ sở bán lẻ hàng hoá được phân thành một số loại sau:
- Siêu thị mini: đây là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500m², thuộc loại hình siêu thị tổng hợp;
- Cửa hàng tiện lợi: đây là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh như thực phẩm, nước uống, thực phẩm chức năng, các sản phẩm bổ trợ sức khoẻ và các sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày khác…;
- Trung tâm thương mại: đây là địa điểm gồm nhiều cơ sở bán lẻ tập trung trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.
Các hình thức của cơ sở bán lẻ
Có 2 hình thức của cơ sở bán lẻ như sau:
- Bán lẻ không lập cơ sở: Đối với hình thức này, hàng hoá sẽ được nhập về sau đó lưu kho của nhà phân phối. Khi bên mua lẻ chỉ định địa điểm giao hàng thì hàng hoá sẽ được chuyển thẳng đến địa điểm đó.
- Bán lẻ có lập cơ sở: Đối với hình thức này, hàng hoá sẽ được nhập về sau đó lưu kho, rồi mang ra trưng bày và bán trực tiếp tại cơ sở bán lẻ. Khách hàng đến tham quan và mua hàng tại cơ lẻ bán lẻ này.
Nếu thương nhân đăng ký quyền phân phối bán lẻ có lập cơ sở thì có thể bán hàng bằng cả 2 hình thức trên. Tuy nhiên, nếu chỉ đăng ký quyền phân phối bán lẻ không lập cơ sở thì không được bán hàng tại cơ sở bán lẻ.
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá là gì?
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá là giấy phép do Sở Công Thương cấp cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
Điều kiện được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có kế hoạch tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn;
- Địa điểm lập cơ sở phải phù hợp với quy hoạch vùng.
Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
1/ Đối với trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Phải đáp ứng các điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:
- Có kế hoạch tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn;
- Địa điểm lập cơ sở phải phù hợp với quy hoạch vùng.
2/ Đối với trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Phải đáp ứng các điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:
- Có kế hoạch tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn;
- Địa điểm lập cơ sở phải phù hợp với quy hoạch vùng;
Đáp ứng tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP)
- Quy mô của khu vực chịu ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động;
- Số lượng cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực;
- Tác động của cơ sở bán lẻ đến sự ổn định của thị trường, hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ khác và chợ truyền thống trong khu vực;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ đến giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực;
- Khả năng đóng góp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực như:
a) Tạo việc làm cho người lao động trong nước;
b) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hoá ngành bán lẻ trong khu vực;
c) Cải thiện môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực;
d) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất và phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất và tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế gồm:
- Có kế hoạch tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên thì không còn nợ thuế quá hạn;
- Địa điểm lập cơ sở phải phù hợp với quy hoạch vùng.
- Khi cơ sở hoạt động thì quy mô khu vực có chịu ảnh hưởng không;
- Số lượng cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực là bao nhiêu;
- Sự tác động của cơ sở bán lẻ đến sự ổn định của thị trường, hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ khác và chợ truyền thống trong khu vực;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ đến giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực;
- Khả năng đóng góp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực như:
a) Tạo việc làm cho người lao động trong nước;
b) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hoá ngành bán lẻ trong khu vực;
c) Cải thiện môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực;
d) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Nội dung và thời hạn của giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
1/ Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
c) Loại hình cơ sở bán lẻ;
d) Quy mô cơ sở bán lẻ;
đ) Các nội dung khác;
e) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,
2/ Thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
- Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Nếu không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, thì thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
- Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;
- Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
>>Xem thêm: Thủ tục xin gia hạn giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
Trường hợp phải thực hiện ENT
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế như sau:
“Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.”
Các tiêu chí kiểm tra ENT
Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về các tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế gồm:
- Quy mô của khu vực chịu ảnh hưởng khi cơ sở hoạt động;
- Số lượng cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực;
- Tác động của cơ sở bán lẻ đến sự ổn định của thị trường, hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ khác và chợ truyền thống trong khu vực;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ đến giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực;
- Khả năng đóng góp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực như:
a) Tạo việc làm cho người lao động trong nước;
b) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hoá ngành bán lẻ trong khu vực;
c) Cải thiện môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực;
d) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Hội đồng kiểm tra ENT
1/ Hội đồng ENT do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập dựa trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.
2/ Hội đồng ENT gồm:
- Chủ tịch Hội đồng ENT: Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền;
- Thành viên hội đồng ENT: Đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan;
Nếu địa điểm lập cơ sở có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã thị trấn liền kề với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì trong Hội đồng ENT phải có sự tham gia của đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố liền kề.
3/ Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá các tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế phải làm rõ sự phù hợp hay không phù hợp của địa điểm lập cơ sở. Để Chủ tịch Hội đồng ENT đưa ra văn bản kết luận đề xuất cho phép hay không cho phép lập cơ sở tại địa điểm đó.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá
STT | Tên giấy tờ | Nội dung |
1 | Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ
(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP) |
|
2 | Bản giải trình |
|
3 | Tài liệu chứng minh không còn nợ thuế quá hạn do cơ quan thuế cung cấp | |
4 | Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có) | |
5 | Bản giải trình các tiêu chí ENT trong trường hợp phải thực hiện ENT |
a) Tạo việc làm cho người lao động trong nước; b) Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hoá ngành bán lẻ trong khu vực; c) Cải thiện môi trường và nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực; d) Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. |
Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất không thuộc trường hợp phải Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT
1/ Gửi hồ sơ bằng 1 trong 3 cách sau:
STT | Hình thức nộp | Cách thức thực hiện |
1 | Nộp trực tiếp | Nộp 02 bộ hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép |
2 | Nộp qua bưu điện | Nộp 02 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến Cơ quan cấp Giấy phép |
3 | Nộp trực tuyến | Nộp 02 bộ hồ sơ qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến trang thông tin do Cơ quan cấp Giấy phép cung cấp |
2/ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3/ Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất (căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP):
- Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện do luật định, Cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện do luật định, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP (Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP);
4/ Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (căn cứ theo Điều 25 Nghị định này) để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép. Nếu từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP);
5/ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp cho thương nhân Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu Bộ từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất thuộc trường hợp phải Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT
1/ Gửi hồ sơ bằng 1 trong 3 cách sau:
STT | Hình thức nộp | Cách thức thực hiện |
1 | Nộp trực tiếp | Nộp 02 bộ hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép |
2 | Nộp qua bưu điện | Nộp 02 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến Cơ quan cấp Giấy phép |
3 | Nộp trực tuyến | Nộp 02 bộ hồ sơ qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến trang thông tin do Cơ quan cấp Giấy phép cung cấp |
2/ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3/ Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:
- Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện do luật định, Cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện do luật định, Cơ quan cấp giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT ( căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này).
4/ Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.
5/ Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 23 nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.
6/ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
- Trường hợp không cấp phép thì Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trường hợp được cấp phép,
- Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP (Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP);
7/ Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (căn cứ theo Điều 25 Nghị định này) để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép. Nếu từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP);
8/ Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp cho thương nhân Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu Bộ từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Khi thay đổi loại hình bán lẻ, doanh nghiệp điều chỉnh những gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, khi thay đổi loại hình bán lẻ, doanh nghiệp phải điều chỉnh nội dung của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Gồm:
- Tên, mã số của doanh nghiệp;
- Địa chỉ của trụ sở chính;
- Tên và địa chỉ của cơ sở bán lẻ hàng hoá;
- Loại hình của cơ sở bán lẻ hàng hoá;
- Quy mô của cơ sở;
- Các nội dung khác…
Câu hỏi 2: Trường hợp nào thì bị từ chối cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ?
Trả lời: Những trường hợp bị từ chối cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:
- Không có kế hoạch tài chính để lập cơ sở;
- Còn nợ thuế;
- Địa điểm lập cơ sở không phù hợp với quy hoạch vùng có liên quan;
- Thời gian hoạt động dự án lập cơ sở bán lẻ đã hết;
- Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở;
- Một số quy định khác do pháp luật quy định.
Câu hỏi 3: Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại khi nào? Trình tự và thủ tục ra sao?
Trả lời: Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại trong trường hợp Giấy phép đó bị mất hoặc bị hỏng.
1/ Thủ tục cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
2/ Trình tự cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
a) Gửi hồ sơ trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hiệu lực;
b) Gửi 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
d) Nếu hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu từ chối, Cơ quan phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Câu hỏi 4: Bộ Công Thương căn cứ vào những gì để chấp thuận cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ căn cứ vào những nội dung dưới đây để chấp thuận cấp Giấy phép:
1. Trường hợp 1:
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa như: Sự phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển của vùng, quốc gia.
2. Trường hợp 2:
Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
- Sự phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển của vùng, quốc gia;
- Nhu cầu mở cửa và tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh, chính trị quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hoá của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có);
- Tài liệu chứng minh không còn nợ thuế quá hạn do cơ quan thuế cung cấp;
Phạm vi công việc
- Nhận và tư vấn hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy phép;
- Kiểm tra khả năng đáp ứng điều kiện xin cấp Giấy phép;
- Tư vấn các vấn đề mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần hoàn thiện;
- Soạn thảo kế hoạch tài chính, đơn xin cấp Giấy phép;
- Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Dịch vụ xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hoá. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.