Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp? Quản lý doanh nghiệp?
Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp? Là câu hỏi mà rất nhiều người trẻ muốn tìm hiểu để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Vậy pháp luật quy định độ tuổi để được thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu, điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì? Pham Do Law sẽ giải đáp những vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp?
- 3 Pháp luật quy định như thế nào là người chưa thành niên?
- 4 Có phải tất cả những người đủ tuổi đều được thành lập doanh nghiệp?
- 5 Đối tượng nào bị cấm thành lập doanh nghiệp?
- 6 Bao nhiêu tuổi được quản lý doanh nghiệp?
- 7 Người dưới tuổi quy định có được thừa kế doanh nghiệp hay không?
- 8 Đã đủ tuổi nghỉ hưu thì có được thành lập doanh nghiệp không?
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Đầu tư 2020
- Nghị định 59/2019/NĐ-CP
Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, pháp luật không cho phép người chưa thành niên thành niên thành lập doanh nghiệp. Vậy tức là người trên 18 tuổi mới được thành lập doanh nghiệp
Pháp luật quy định như thế nào là người chưa thành niên?
Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra các quy định cụ thể về người chưa thành niên.
Cụ thể như sau:
– Người chưa thành niên có độ tuổi dưới 18 tuổi (tính đến trước ngày sinh nhật của người đó).
Ví dụ: A sinh ngày 20/11/2004. Thì tính đến ngày 19/11/2022 thì A vẫn là người chưa thành niên. Bước sang ngày 20/11/2022 thì A được tính là người thành niên (theo quy định của Điều 20 Bộ luật dân sự 2015).
– Người chưa thành niên được pháp luật phân chia thành 03 nhóm tuổi: người chưa đủ sáu tuổi, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi.
Có phải tất cả những người đủ tuổi đều được thành lập doanh nghiệp?
Không phải ai trên 18 tuổi cũng được thành lập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, pháp luật sẽ yêu cầu người thành lập phải có giấy phép hành nghề hoặc các giấy chứng nhận trình độ chuyên môn khác theo yêu cầu của từng lĩnh vực.
Chưa kể đến việc, trong nội bộ doanh nghiệp người thành lập ngoài việc đủ tuổi theo quy định của pháp luật cũng cần phải có khả năng, kinh nghiệm làm việc để vận hành và có thể đưa doanh nghiệp vào hoạt động.
Đối tượng nào bị cấm thành lập doanh nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể ghi nhớ ngắn gọn các cá nhân thuộc các trường hợp sau không được thành lập doanh nghiệp:
- Người làm việc trong Cơ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước khác.
- Người dưới chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang bị phạt tù. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định.
Bao nhiêu tuổi được quản lý doanh nghiệp?
Cũng theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, nội bộ doanh nghiệp có thể sẽ yêu cầu người quản lý phải có chuyên môn và kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu trình độc chuyên môn; người quản lý doanh nghiệp còn cần phải cung cấp các bằng cấp.
Người dưới tuổi quy định có được thừa kế doanh nghiệp hay không?
Người dưới 18 tuổi không thể thừa kế doanh nghiệp. Do chủ sở hữu doanh nghiệp phải từ đủ 18 tuổi. Giao dịch liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nếu người chưa thành niên được thừa kế doanh nghiệp thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người giám hộ. Người giám hộ là cá nhân được pháp luật quy định, được UBND cấp xã cử; hoặc Tòa án chỉ định. Nhiệm vụ: chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.
Đến khi người chưa thành niên đủ tuổi và đáp ứng được các điều kiện của pháp luật thì họ sẽ tiếp tục được thừa hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của mình và trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp.
Từ vấn đề trên, một câu hỏi pháp lý được đặt ra: Vậy người dưới 18 tuổi có được định đoạt phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp không?
Theo Luật doanh nghiệp 2020, người dưới 18 tuổi không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, nhưng họ được góp vốn, mua cổ phần. Do đó, người dưới 18 tuổi được sở hữu phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Các giao dịch liên quan đến phần vốn góp của người dưới 18 tuổi thực hiện như sau:
- Đối với người dưới 6 tuổi, việc định đoạt phần vốn góp phải do NĐDTPL xác lập, thực hiện.
- Đối với người từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, việc định đoạt phải được NĐDTPL đồng ý.
- Người từ đủ 15 đến dưới 18 có thể tự định đoạt phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp.
Đã đủ tuổi nghỉ hưu thì có được thành lập doanh nghiệp không?
Về cơ bản, Luật doanh nghiệp 2020 không cấm người đã về hưu thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Điều 22 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, người có chức vụ, quyền hành trong các Bộ (ngoại trừ Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ sẽ không được thành lập doanh nghiệp từ 12 – 24 tháng sau khi thôi chức vụ.
Người có chức vụ trong các cơ quan sau không được thành lập doanh nghiệp từ 06 – 12 tháng sau khi thôi chức vụ:
- Bộ Giáo dục và đào tạo,
- Bộ Y tế,
- Bộ Khoa học và Công nghệ,
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Ủy ban dân tộc
Sau các thời gian này, người đã về hưu vẫn có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Bao nhiêu tuổi được thành lập doanh nghiệp? Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.