Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam kinh doanh, thành lập doanh nghiệp thì được tiến hành dưới loại hình nào? Dưới đây Pham Do Law xin chia sẻ Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021
Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được thành lập dưới một trong các loại hình sau đây: 

  • Doanh nghiệp tư nhân: Dưới hình thức này thì doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân;
  • Công ty hợp danh; 
  • Công ty TNHH một thành viên; 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên; 
  • Công ty cổ phần. 

Đối với các doanh nghiệp thuộc khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 thì còn phải đáp ứng các điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Công ty TNHH Một thành viên

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới loại hình công ty TNHH Một thành viên do duy nhất 01 nhà đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Với loại hình này, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.

Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất 01 thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài. Số thành viên trong công ty không vượt quá 50 thành viên. Doanh nghiệp nước ngoài chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà mình đã góp. 

Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty cổ phần

Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần vào một công ty cổ phần tại Việt Nam thì công ty đó sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty cổ phần cần lưu ý công ty phải có ít nhất 03 cổ đông. Nếu số lượng này thay đổi thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. 

Đối với loại hình này thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế nhiều hơn trong việc kêu gọi vốn so với hai loại hình đã đề cập.

Công ty cổ phần có thể tổ chức cơ cấu dưới một trong hai loại hình:

– Loại hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc. 

– Loại hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (với ít nhất 20% số thành viên là thành viên độc lập), Giám đốc/Tổng giám đốc và Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Công ty hợp danh

Các cá nhân nước ngoài cùng nhau hợp tác hoặc hợp tác với cá nhân mang quốc tịch Việt Nam để thành lập công ty hợp danh. Khi đó, công ty hợp danh này cũng được gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 nhà đầu tư là chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty hợp danh phải là cá nhân.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng không được phát hành chứng khoán.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân nước ngoài làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán.

Cá nhân nước ngoài đó không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác, hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

  • Hộ chiếu của cá nhân nước ngoài (bản sao có chứng thực).
  • Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp; hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
  • Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế trong năm gần nhất;
  • Giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật (bản sao có chứng thực);
  • Điều lệ công ty;
  • Văn bản ủy quyền;
  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm chuyên môn của nhà đầu tư nước ngoài;

Lưu ý: các tài liệu trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch thuật, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  • Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam nhưng được áp dụng các quy định dành cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải tiến hành thủ tục xin cấp phép đầu tư theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020.
  • Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Bước 3: Trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Nếu từ chối đăng ký doanh nghiệp thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

1/ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?

Pháp luật doanh nghiệp không đặt ra giới hạn tối đa hay tối thiểu về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì trong các trường hợp sau thì doanh nghiệp Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần thì sẽ được áp dụng những quy định về đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2/ Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 thì người không có quốc tịch Việt Nam sẽ không được thành lập hộ kinh doanh.

3/ Có mấy hình thức đầu tư ở Việt Nam theo quy định của Pháp luật?

Theo pháp luật Việt Nam, có các hình thức đầu tư sau:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức nước ngoài;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam;
  3. Điều lệ công ty của tổ chức góp vốn; và tổ chức nhận vốn góp bởi nhà đầu tư nước ngoài;
  4. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  2. Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu thành lập doanh nghiệp;
  3. Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu xin giấy phép đầu tư;
  4. Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp tối ưu nhất;
  5. Tư vấn, thực hiện các giấy phép con khác để hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Xem thêm:

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340