Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh thuộc Sở Y tế

Để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở, các nhà hộ sinh xuất hiện ngày càng nhiều. Là một cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh, nhà hộ sinh muốn đi vào hoạt động cần được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Vậy Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế như thế nào?  Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Nghị định số 87/2011/NĐ-CP;
  • Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
  • Thông tư số 03/2013/TT-BTC.

Nhà hộ sinh là gì?

Nhà hộ sinh là nơi chuyên chăm sóc phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở. Cơ sở này cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc cho trẻ sơ sinh và các dịch vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Đây là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Nhà hộ sinh muốn đi vào hoạt động cần được cấp giấy phép hoạt động.

cap-giay-phep-hoat-dong-doi-voi-nha-ho-sinh

Để đủ điều kiện hoạt động, nhà hộ sinh cần đáp ứng yêu cầu gì?

Điều kiện về nhân sự

1/ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cần đáp ứng những điều kiện:

  • Là bác sĩ hoặc cử nhân hộ sinh có chứng chỉ hành nghề;
  • Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh

2/ Các nhân sự khác nếu có thực hiện việc khám, chữa bệnh cần đáp ứng những điều kiện:

  • Có chứng chỉ hành nghề;
  • Chỉ được thực hiện những hoạt động khám chữa bệnh được phân công phù hợp với chuyên môn theo chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện về trang thiết bị y tế

1/ Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với hoạt động chuyên môn đã đăng ký;

2/ Có phương tiện vận chuyển trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh, phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

Điều kiện về cơ sở vật chất

1/ Xây dựng chắc chắn và đầy đủ các buồng chuyên môn; các buồng phải được thiết kế hợp lý thuận tiên cho việc cấp cứu và khám, chữa bệnh; đủ ánh sáng; đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định pháp luật;

2/ Phải có đầy đủ các buồng sau với diện tích phù hợp theo quy định:

  • Buồng khám thai
  • Buồng khám phụ khoa
  • Buồng kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình
  • Buồng đẻ
  • Buồng nằm của sản phụ

3/ Các buồng của nhà hộ sinh cần đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình theo quy định pháp luật;

4/ Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

5/ Đảm bảo cung cấp đủ điện, nước để phục vụ cho các hoạt động của nhà hộ sinh.

Điều kiện về phạm vi hoạt động chuyên môn

Phạm vi hoạt động chuyên môn của nhà hộ sinh được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 28 Thông tư số 41/2011/TT-BYT như sau: 

“a) Khám thai, quản lý thai sản;

b) Cấp cứu ban đầu, sơ cứu sản khoa;

c) Tiêm phòng uốn ván;

d) Thử protein niệu;

đ) Đỡ đẻ;

e) Nạo sót rau sau đẻ; sau sẩy thai;

g) Đặt vòng tránh thai;

h) Hút thai, phá thai nội khoa đối với thai ≤ 06 tuần (từ 36 ngày đến 42 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) khi đáp ứng các điều kiện quy định tại chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

i) Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.”

Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh

1/ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (mẫu quy định tại Phụ lục XIII Thông tư 41/2011/TT-BYT);

2/ Bản sao có chứng thực của một trong số các giấy tờ sau:

– Quyết định thành lập (đối với cơ sở của nhà nước);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở tư nhân);

– Giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài);

3/ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở;

4/ Danh sách đăng ký người hành nghề (theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

5/ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế (Mẫu 02 Phụ lục XI Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

6/ Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

7/ Hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở (bản sao có chứng thực);

8/ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở (đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Giám đốc Sở Y tế ban hành);

Quy trình cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh

Thẩm quyền cấp phép

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh là Sở Y tế.

Trình tự thủ tục cấp

Bước 1:

– Cơ sở chẩn bị và nộp 01 bản hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền;

– Cơ quan có thẩm quyền trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

Trong vòng 45 ngày, cơ quan thành lập đoàn thẩm định; tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

– Trong 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;

– Khi hồ sơ đã hợp lệ, thực hiện thủ tục cấp như đã trình bày ở trên. (Lưu ý: Thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Bước 3: 

– Cơ quan có thẩm quyền trả giấy phép hoạt động cho cơ sở;

– Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời rõ lý do bằng văn bản.

Cách thức nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian giải quyết

45 ngày (kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ).

Kết quả thực hiện

Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định pháp luật và nộp đúng hồ sơ sẽ nhận được kết quả là Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Lệ phí

Chi phí cho thủ tục này là 5.700.000 đồng (phí thẩm định).

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh có thời hạn bao lâu? Nếu hết hạn cần thực hiện thủ tục gì?

Pháp luật hiện hành chưa có điều khoản nào quy định về thời hạn của Giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh. Do đó, có thể hiểu rằng Giấy phép này có thời hạn vĩnh viễn. Các cơ sở đã được cấp Giấy phép không cần phải lo lắng về thời hạn hiệu lực. Tuy nhiên, cần duy trì đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự theo uy định của pháp luật đã nêu trong bài viết này.

Trường hợp nào bị từ chối cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh?

Nhà hộ sinh có thể bị từ chối cấp giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự;
  • Các giấy tờ trong hồ sơ không hợp lệ;
  • Nộp hồ sơ không đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chưa thanh toán đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

Giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh bị thu hồi khi nào?

Nhà hộ sinh là một hình thức của cơ sở khám, chữa bệnh. Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 các trường hợp thu hồi giấy phép đối với cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm:

  • Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
  • Không đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Không hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động;
  • Tạm dừng hoạt động trong vòng 12 tháng;
  • Chấm dứt hoạt động

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

1/ Bản sao có chứng thực của một trong số các giấy tờ sau:

– Quyết định thành lập;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Giấy chứng nhận đầu tư;

3/ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở;

4/ Các tài liệu, thông tin cần thiết về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân sự (nếu có);

5/ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở;

6/ Hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở (bản sao có chứng thực).

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc xin cấp Giấy phép;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được cấp Giấy phép;
  6. Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
  7. Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả;
  8. Nhận kết quả và gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền Sở Y tế. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340