Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Theo pháp luật hiện hành, thực phẩm chức năng thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, thủ tục công bố được thực hiện theo hai trình tự khác nhau dựa trên loại sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu. Trong đó, hồ sơ và thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước như thế nào? Pham Do Law xin được đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trên.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010;
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
Thông tư 43/2014/TT-BYT.
Tại sao cần phải thực hiện công bố thực phẩm chức năng?
Thứ nhất, trên thương trường, có thể nói uy tín của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên niềm tin cho khách hàng và sự thành công của doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt sẽ nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì đảm bảo được an toàn vệ sinh và sức khỏe của người tiêu dùng; sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng; giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn và đứng vững hơn trên thương trường.
Thứ hai, trong cuộc sống, sức khỏe của con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, thực phẩm chức năng trực tiếp đưa vào cơ thể phải đảm bảo một tiêu chuẩn nhất định. Do đó, các đơn vị kinh doanh dù là sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu nước ngoài đều nên tiến hành thủ tục tự công bố.
Thứ ba, xét về góc độ pháp lý, nếu doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng; không thực hiện công bố và không có giấy tiếp nhận bản đăng ký tự công bố sản phẩm; là vi phạm Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính: bị phạt tiền, tiêu hủy sản phẩm.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Hồ sơ chung
1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
2/ Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với trường hợp phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
3/ Các chứng chỉ tiêu chuẩn phù hợp chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương; trong các trường hợp doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO hoặc tương đương.
Hồ sơ đối với thực phẩm chức năng
1/ Bản công bố sản phẩm (theo mẫu);
2/ Phiếu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp theo quy định trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp đơn;
3/ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành phần của thực phẩm tạo nên các chức năng của thực phẩm công bố;
4/ Mẫu nhãn sản phẩm;
5/ Bản các thông tin chi tiết về sản phẩm;
6/ Kết quả thử nghiệm về hiệu quả của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới;
7/ Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm;
8/ Kế hoạch giám sát định kỳ đối với việc sản xuất sản phẩm.
Quy trình công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Bộ Y tế có thẩm quyền giải quyết đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm dinh dưỡng y học; cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
Cách thức thực hiện
Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết như trên:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
– Nộp qua qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền
– Nộp trực tuyến qua cổng thông tin điện tử
Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ; đến cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Sau 07 hoặc 21 ngày làm việc tùy thuộc vào loại sản phẩm, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm đối với sản phẩm doanh nghiệp công bố. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Thời gian giải quyết
Sau 07 hoặc 21 ngày làm việc tùy thuộc vào loại sản phẩm, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
1/ Giấy đăng ký kinh doanh;
2/ Mẫu sản phẩm; nhãn sản phẩm.
Phạm vi công việc
1/ Nhận tài liệu quý khách cung cấp.
2/ Đưa mẫu sản phẩm đến phòng kiểm nghiệm; lấy kết quả.
3/ Lập hồ sơ tự công bố sản phẩm hoàn chỉnh đúng quy định; trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
4/ Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện; chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
5/ Gửi kết quả cho quý khách.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.