Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thị trường Việt Nam đã trở thành thị trường kinh tế tiềm năng. Việc triển khai các chính sách ưu đãi đang của Nhà nước nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, việc thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân bởi quy trình và thủ tục pháp lý phức tạp. Trong bài viết này, PHAM DO LAW xin được giới thiệu dịch vụ thành lập công ty Cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài để quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Số lượng cổ đông

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, để thành lập công ty cổ phần, số lượng cổ đông cần tối thiểu là 3 cổ đông trở lên và không giới hạn số cổ đông tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Trường hợp thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài cũng không ngoại lệ, cũng cần đáp ứng điều kiện có ít nhất 3 cổ đông trở lên.

Cổ đông là tổ chức/doanh nghiệp thì phải thành lập và hoạt động từ 2 năm trở lên;

Điều kiện về ngành nghề

– Không được thực hiện các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020; và điều ước quốc tế về đầu tư;

– Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, doanh nghiệp bị áp dụng quy định dành cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện này.

Điều kiện về quốc tịch

Nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức phải có quốc tịch từ các quốc gia có tham gia WTO hoặc các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam cũng là thành viên. Trường hợp khác thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xin ý kiến của các cơ quan chuyên môn cấp Bộ.

Điều kiện về tỷ lệ góp vốn

– Để biết nhà đầu tư nước ngoài được phép góp bao nhiêu cổ phần, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng vốn góp đầu tư thì cần căn cứ điều kiện ngành nghề kinh doanh trong biểu cam kết WTO hoặc các Hiệp định song phương, đa Phương mà Việt Nam tham gia ký kết.

Ví dụ: Trong ngành nghề về phân tích kỹ thuật, nghiên cứu kỹ thuật. Nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn phần góp vốn ở tỷ lệ không vượt quá 70%; Ngành nghề dịch vụ hoa tiêu hàng hải nhà đầu đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn không quá 25%,…

Ưu điểm của thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài

  • Giấy chứng nhận đăng ký doang nghiệp của công ty cổ phần không thể hiện danh sách cổ đông nên nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể “ẩn danh” để đầu tư;
  • Công ty cổ phần dễ huy động vốn nhờ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu;
  • Công ty cổ phần không bị giới hạn số cổ đông, do đó Công ty Cổ phần có thể tiếp cận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

Quy trình thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài

Bước 1: Xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án về đầu tư
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư cá nhân: Hộ chiếu nước ngoài (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự)

+ Nhà đầu tư là tổ chức/ doanh nghiệp: Giấy phép kinh doanh (bản sao hợp pháp hóa lãnh sự). Kèm theo hộ chiếu nước ngoài của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự).

  • Các tài liệu chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư:

+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Sao kê tài khoản ngân hàng (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực); Thư bảo lãnh tài chính của người khác kèm sao kê tài khoản ngân hàng của người đó (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức/ doanh nghiệp: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Hoặc bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

  • Thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh pháp lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án Hoặc Thỏa thuận ghi nhớ về việc thuê địa điểm thực hiện dự án:

+ Thuê của cá nhân: Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Kèm giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu;

+ Thuê của tổ chức: Bảo sao có chứng thực Giấy phép kinh doanh.

  • Đối với dự án đầu tư mà không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; nhà đầu tư nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình đối với công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư trong dự án thuộc diện thẩm định; lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC trong trường hợp dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư; yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư; theo quy định của pháp luật (nếu có).

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Ban quản lý khu công nghiệp của Tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ưng: Đối với các dự án nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ưng: Đối với các dự án còn lại.

Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án đơn giản, đã có cam kết và quy định rõ ràng. Với các dự án phức tạp thì thời gian thực tế có thể kéo dài từ 3 tháng -1 năm.

Thủ tục này không tốn phí nhà nước.

Bước 2: Xin cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi xin cấp chứng nhận đăng ký đầu tư; nhà đầu tư phải tiếp tục xin chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là một thủ tục quan trọng để một doanh nghiệp được khai sinh một cách hợp pháp, có mã số thuế và đi vào hoạt động.

Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty cổ phần;

3. Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

4. Danh sách người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư là tổ chức;

5. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: bản sao có chứng thực CMND/CCCD đối với người Việt Nam; bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Hộ chiếu của người nước ngoài;

b) Đối với cổ đông là cá nhân: Hộ chiếu nước ngoài (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự); bản sao có chứng thực CMND/CCCD đối với người Việt Nam;

c) Đối với cổ đông là tổ chức/ doanh nghiệp: Giấy phép kinh doanh (bản sao hợp pháp hóa lãnh sự). Kèm theo hộ chiếu nước ngoài của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự);

6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp ở Bước 1.

Thẩm quyền giải quyết

Tiếp đến, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tuyến. Hồ sơ nộp tại Công thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy người nộp hồ sơ sẽ không phải tốn thời gian và chi phí đi lại.

Thời gian giải quyết

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phí và lệ phí: 100.000 đồng/bộ hồ sơ.

Bước 3: Mở tài khoản đầu tư và góp vốn thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư cần liên hệ với 1 ngân hàng tại Việt Nam để xin mở tài khoản đầu tư nhằm góp vốn vào thực hiện dự án theo đúng số tiền vốn và thời hạn góp vốn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu về thủ tục, giấy tờ cần cung cấp và giấy tờ cần ký khác nhau (do mỗi ngân hàng có quy chế hoạt động riêng). Nhưng tối thiếu nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp được cái giấy tờ pháp lý và các thông tin sau:

1/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Bảo sao có chứng thực;

2/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:  Bản sao có chứng thực;

3/ Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư:

+ Nhà đầu tư cá nhân: Hộ chiếu nước ngoài (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự)

+ Nhà đầu tư là tổ chức/ doanh nghiệp: Giấy phép kinh doanh (bản sao hợp pháp hóa lãnh sự). Kèm theo hộ chiếu nước ngoài của người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao hợp pháp hóa lãnh sự).

+ Email và số điện thoại của chủ tài khoản;

+ Nhà đầu tư có lưu trú ở Việt Nam không?

Các câu hỏi thường gặp

Đầu tư theo hình thức nào là nhanh nhất?

Đầu tư theo hình thức đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư đàm phán mua lại một công ty Việt Nam đã được thành lập rồi thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn mua cổ phần. Sau khi được chấp thuận sẽ tiến hành trả tiền mua phần vốn góp và thay đổi ERC.

Đầu tư theo hình thức nào tiết kiệm chi phí nhất?

Hiện tại không có hình thức đầu tư nào được xem là đỡ tốn kém chi phí nhất. Chi phí đầu tư tuỳ thuộc vào quy mô đầu tư, số dự án, kinh phí đầu tư. Do đó nhà đầu tư cần nghiên cứu thị trường trước khi quyết định đầu tư. Và lựa chọn hình thức đầu tư sao cho phù hợp.

Một trong những phương thức phổ biến hiện nay là thành lập văn phòng đại diện (VPDD) công ty nước ngoài ở Việt Nam để thăm dò thị trường trước khi đầu tư. Văn phòng đại diện có chức năng của một văn phòng trung gian, chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với khách hàng, đối tác; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Ngoài ra, còn có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện những hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng xấu đến kinh doanh của công ty, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của công ty đối thủ.

Để biết thêm chi tiết về chức năng cụ thể, hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, khách hàng vui lòng xem thêm tại: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức thành lập công ty cổ phần có xin được visa đầu tư không?

Hiện nay có 4 loại Visa đầu tư cho người nước ngoài. Bao gồm Visa ĐT 1, ĐT2, ĐT3, ĐT4. Trong đó loại visa ĐT4 là loại visa phổ biến nhất trong thủ tục làm visa cho nhà đầu tư.

Visa đầu tư ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Thời hạn visa tối đa là 01 năm (12 tháng).

Visa đầu tư ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

Visa đầu tư ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

Visa đầu tư ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

Do đó, không phân biệt nhà đầu tư thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH chỉ cần góp đủ từ 3tỷ trở lên thì đều có thể xin visa.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của PHAM DO LAW về Thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340