Hồ Sơ Thủ Tục Đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2024
Kinh doanh nhỏ lẻ, ít nhân sự, quy mô đơn giản, không phức tạp về thuế, kế toán. Nếu bạn khởi nghiệp mà đang xây dựng mô hình kinh doanh như vậy thì nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Luật Phạm Đỗ sẽ đưa ra những phân tích, hướng dẫn sau để bạn dễ dàng đăng ký kinh doanh.
Nội dung
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh là do cá nhân thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó. Khác với quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì nhóm cá nhân không phải là thành viên hộ gia đình thì không được phép cùng thành lập hộ kinh doanh.
Hiện nay, pháp luật liên quan đến Hộ kinh doanh (“HKD”) đã có nhiều thay đổi theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. Do đó, để biết thêm các quy định về hộ kinh doanh như:
Ai có quyền lập Hộ kinh doanh?
Trường hợp nào không phải đăng ký hộ kinh doanh?
Quyền và nghĩa vụ sau khi thành lập hộ kinh doanh?
Đặc điểm của hộ kinh doanh?
Chính sách thuế khoán hộ kinh doanh
Luật Phạm Đỗ mời quý độc giả đọc thêm về bài: Hộ kinh doanh là gì? Các quy định pháp luật mới nhất về hộ kinh doanh và bài nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký HKD theo mẫu Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam của chủ HKD, thành viên hộ gia đình đăng ký HKD nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký HKD: Bản sao có chứng thực (01 bản/người);
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký HKD;
– Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ HKD nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký HKD.
– Văn bản ủy quyền có công chứng của chủ HKD cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu chủ HKD không đi đi thực hiện thủ tục được (văn bản này phải được công chứng tại phòng công chứng/văn phòng công chứng).
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ có chức năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký HKD.
Tùy từng quy định và cơ sở vật chất của từng địa phương mà sẽ có 2 cái nộp hồ sơ như sau:
Cách thứ nhất: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.
Cách thứ hai: Đăng ký kinh doanh hộ cá thể online
Ví dụ: Nếu bạn muốn thành lập hộ kinh doanh ở Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh thì bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như đã hướng dẫn trên. Scan từng file hồ sơ thành từng file pdf riêng.
Bước 2: Truy cập vào website sau: https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn
Sau đó chọn mục “Dịch vụ trực tuyến” và Tạo tài khoản (Chủ hộ kinh doanh điền đầy đủ các thông tin và chọn “đăng ký tài khoản”.
Sau khi có tài khoản, bạn chọn “nộp hồ sơ trực tuyến” và Chọn “Đăng ký thành lập hộ kinh doanh”
Bước 3: Nhập thông tin theo các trường yêu cầu của trang web này, đính kèm các mục hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 1 và bấm chọn nộp hồ sơ.
Bước 4: Nhận biên nhận qua email và đợi đến đúng ngày để nhận kết quả.
Thời gian xử lý hồ sơ:
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện sẽ trả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Phí, lệ phí nhà nước:
Lệ phí nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký HKD: Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Do đó, mỗi địa phương sẽ có mức phí khác nhau. Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần. Nhưng cũng có địa phương miễn phí.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ xin cấp mã số thuế gồm (Khoản 8, Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế)
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 Thông tư 105/2020/TT-BTC (nếu có);
– Bản sao không cần công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký HKD (nếu có);
– Bản sao không cần công chứng/ chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Nơi nộp hồ sơ
Chi cục thuế của quận/huyện nơi hộ kinh doanh được thành lập sẽ quản lý thuế của hộ kinh doanh trong suốt thời gian hoạt động. Do đó, việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cũng sẽ nộp tại chi cục thuế này.
Khi đến nộp hồ sơ, chi cục thuế sẽ lập biên bản áp mức thuế khoán dựa trên doanh thu mà hộ kinh doanh kê khai. Sau đó, sẽ yêu cầu nộp luôn thuế môn bài cho cả năm, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho tháng đầu tiên.
Thời gian nộp hồ sơ:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ phải nộp hồ sơ thuế ban đầu cho hộ kinh doanh. Nhưng thông thường cán bộ thuế sẽ liên hệ yêu cầu lên nộp hồ sơ và nộp thuế môn bài cả năm, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân khoán của tháng đầu tiên.
Phí, lệ phí nhà nước:
Lệ phí nhà nước xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế hộ kinh doanh: 200.000 đồng/hộ
Những lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ:
– Người dưới 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc;
– Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Người đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
– Người đã đứng tên thành lập 1 hộ kinh doanh trước đó.
Tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh gồm: Cụm từ “HỘ KINH DOANH” và “TÊN RIÊNG”.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, trừ:
– Từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
– Có các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”;
– Trùng tên với hộ kinh doanh đã đặt trong cùng cấp huyện;
– Không sử dụng tên tiếng anh để đặt cho hộ kinh doanh (dù Luật không cấm đặt tên tiếng anh cho hộ kinh doanh nhưng ở nhiều địa phương vẫn không chấp nhận tên tiếng anh. Do đó, các hộ kinh doanh nên suy tính trước vấn đề này khi đặt tên).
Địa chỉ hộ kinh doanh:
Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh. Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã cho phép hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục thông báo để lập địa điểm thứ hai trở đi của hộ kinh doanh.
Ngoài ra thì một địa chỉ chỉ được đặt một hộ kinh doanh, nên trước khi thành lập hộ kinh doanh, phải tiến hành xác minh xem địa chỉ này đã từng có hộ kinh doanh nào đặt trụ sở chưa?
Cũng giống như doanh nghiệp, một số hoạt động kinh doanh cũng phải phù hợp với quy hoạch của địa phương. Trường hợp không phù hợp quy hoạch sẽ không được cấp phép.
Ví dụ: Ở Thành phố hồ chí minh, kinh doanh bán buôn thực phẩm chỉ được đặt tại các chợ đầu mối, nên nếu muốn bán buôn thực phẩm thì phải đặt địa chỉ tại chợ đầu mối.
Ngành nghề đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Nhưng điều kiện như thế nào thì sẽ cho cơ quan quản lý chuyên ngành quyết định. Do đó, tùy từng địa phương mà hộ kinh doanh có được kinh doanh các ngành nghề có điều kiện khác nhau.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh cần đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật chuyên ngành.
Vi dụ: Kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thì cần có Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Kinh doanh phòng Gym, Yoga thì phải có chứng chỉ liên quan đến hoạt động thể dục, thể thao…
Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh
Pháp luật hiện tại không có quy định số vốn tối thiểu mà hộ kinh doanh phải đăng ký. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ gia đình, cá nhân nên việc đăng ký số vốn bao nhiêu không quan trọng.
Quan trọng là số vốn đăng ký nên thấp vì cơ quan quản lý thuế sẽ căn cứ vào các vấn đề sau của hộ kinh doanh để làm căn cứ áp thuế khoán chứ không phải chỉ dựa vào doanh thu do hộ kinh doanh tự kê khai:
– Chi phí thuê mặt bằng;
– Vốn đầu tư;
– Chi phí mua hàng hóa, trang thiết bị kinh doanh.
Để tránh bị đóng mức thuế cao thì hộ kinh doanh nên lưu ý kê khai vốn đăng ký thấp nhưng phải phù hợp. Ví dụ: Kinh doanh quán café quy mô 20 khách ngồi, mặt bằng hẻm ô tô, rộng khoảng 30m2 thì vốn khoảng 50-100 triệu là phù hợp. Nhưng nếu sản xuất café cũng tại mặt bằng đó thì vốn phải cao hơn 200 triệu thì mới phù hợp vì chi phí mua máy chế biến café, đóng gói dây chuyền và nhân công tốn kém hơn kinh doanh quán café.
Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Luật Phạm Đỗ
– Phí dịch vụ TRỌN GÓI (đăng ký kinh doanh và khai báo thuế): 1.500.000 đồng (đã bao gồm phí, lệ phí nhà nước, sao y, chứng thực giấy tờ, cam kết không phát sinh chi phí);
– Khách hàng cần cung cấp: 01 bản CMND/CCCD/Hộ chiếu Việt Nam đã sao y/chứng thực;
– Thời gian thực hiện: Tổng thời gian chỉ mất 5-7 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng. Quy trình của chúng tôi:
+ Soạn hồ sơ: Trong vòng 12 tiếng kể từ khi ký hợp đồng, khách hàng sẽ nhận được hồ sơ.
+ Trình ký tận nơi: Chúng tôi sẽ in hồ sơ và trình ký tận nhà/nơi làm việc của khách hàng, đồng thời sẽ nhận giấy tờ chứng thực cá nhân luôn.
+ Nộp hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Sao y phép và chuẩn bị hồ sơ khai thuế: 1 ngày làm việc sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Nộp hồ sơ khai thuế và đóng thuế thay cho khách hàng.
– Thanh toán: Khách hàng thanh toán trước 50%, phần còn lại sẽ thanh toán sau khi hoàn tất công việc.
– Khuyến mãi: Giảm 10% phí dịch vụ cho gói dịch vụ khác trong lần sử dụng sau (nếu cần).
Liên hệ ngay với Luật Phạm Đỗ để việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể được dễ dàng và nhanh chóng.