Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Doanh nghiệp FDI là gì? Quy định pháp luật về Doanh nghiệp FDI

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Các doanh nghiệp này được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn để hoạt động kinh doanh tại nước ta. Tên thường gọi là doanh nghiệp FDI. Vậy Doanh nghiệp FDI là gì? Cần lưu ý những vấn đề gì khi thực hiện thành lập? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra tư vấn về vấn đề này. 

Cơ sở pháp lý quy định về doanh nghiệp FDI

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp

FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment.

Tiếng việt gọi là: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI chính là một trong những nhà đầu tư được Luật đầu tư quy định.

Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Vậy, doanh nghiệp FDI là tổ chức kinh tế mà có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Những hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI

Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định  hình thức đầu tư như sau:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Vậy, có 5 hình thức đầu tư để thành lập doanh nghiệp FDI.

Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện như sau:

– Đối với thực hiện dự án đầu tư mới, đáp ứng điều kiện tại điểm a khoản 1 Điều 63 NĐ 31/2021/NĐ-CP:

Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

– Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập doanh nghiệp FDI. Phải đáp ứng điều kiện tại điểm b khoản 1 Điều 63 NĐ 31/2021/NĐ-CP:

Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn.

Điều 65 NĐ 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư quy định:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:

a) Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;

b) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm theo quy định pháp luật

Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định những ngành nghề cấm đầu tư:

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tổ chức kinh tế nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đầu tư theo quy định NĐ 31/2021/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Đây là các tổ chức kinh tế phải xin giấy phép đầu tư, thực hiện thủ tục chấp nhận chủ trương đầu tư.

Các tổ chức kinh tế còn lại phải báo cáo cơ quan đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư. Đồng nghĩa, các tổ chức ngoại trừ khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải có giấy phép đầu tư.

Thành lập doanh nghiệp

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập các loại hình doanh nghiệp sau:

– Công ty Hợp danh;

– Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;

– Công ty Cổ phần;

– Công ty TNHH Một thành viên.

Quy định, hồ sơ thành lập từng loại hình được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.

doanh-nghiep-fdi-la-gi

Doanh nghiệp FDI là gì

Các loại đầu tư nước ngoài FDI

FDI theo chiều ngang

Là hình thức doanh nghiệp đầu tư vào một doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh tại nước ngoài.

Thì đây được gọi là FDI theo chiều ngang.

Ví dụ: công ty A kinh doanh ngành may mặc tại Nhật Bản. Sau đó đầu tư vào công ty B tại Việt Nam cũng kinh doanh ngành may mặc.

FDI theo chiều dọc

Doanh nghiệp mua lại hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ngành nghề để bổ trợ cho hoạt động chính của nhà đầu tư.

Ví dụ: Công ty A kinh doanh điện thoại, tivi tại Hàn Quốc. Công ty A đầu tư vào công ty B tại Việt Nam để thực hiện lắp ráp cho các sản phẩm công ty A.

FDI tập trung

Là hình thức đầu tư vào doanh nghiệp nước ngoài khác ngành nghề hoàn toàn so với công ty đầu tư.

Ví dụ: Công ty A tại Mỹ kinh doanh về bán lẻ, đầu tư công ty B tại Trung Quốc về may mặc.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Doanh nghiệp FDI được thành lập dưới những loại hình nào theo pháp luật Việt Nam?

Các hình thức thành lập doanh nghiệp FDI hiện nay:

1. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài:

Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập công ty tại Việt Nam. Vốn đầu tư là 100% vốn nước ngoài.

2. Hợp tác liên doanh theo hợp đồng liên doanh:

Nhiều doanh nghiệp/công ty/tổ chức cùng nhau thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Dựa trên sự thỏa thuận, hợp tác liên doanh với nhau.

3. Theo hình thức BOT:

Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng để thu hồi vốn và lợi nhuận. Sau đó chuyển giao, không bồi hoàn cho chính quyền nhà nước sở tại.

4. Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh theo quy định pháp luật Việt Nam. Do người Việt Nam hoặc người nước ngoài quản lý chi nhánh.

Doanh nghiệp FDI có bị giới hạn về vốn điều lệ không?

Khoản 34 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Hiện Luật không quy định giới hạn vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

– Nhu cầu thành lập doanh nghiệp FDI của Khách hàng tại Việt Nam;

– Các loại giấy phép đã có hiện tại;

– Hồ sơ, tài liệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh;

– Chữ ký của người đại diện ký hồ sơ;

– Các tài liệu khác.

Phạm vi công việc

– Tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp FDI;

– Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu thành lập doanh nghiệp;

– Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu xin giấy phép đầu tư;

– Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp tối ưu nhất;

– Tư vấn, thực hiện các giấy phép con khác để hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Doanh nghiệp FDI là gì? Quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp FDI. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340