Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được kết quả và lợi nhuận như mong đợi. Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn cách rút lui khỏi thị trường bằng thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vậy Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Bảo đảm đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác;
  • Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Toà án.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  2. Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
  3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán; bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (nếu có).

Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc giải thể doanh nghiệp là Phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt cơ sở.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền trong vòng 07 ngày làm việc; (tính từ ngày nghị quyết, quyết định giải thể được thông qua). Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau :

“a) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;

b) Phương án giải quyết nợ (nếu có).”

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được thông báo); cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm:

– Thông báo tình trạng của doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể;

– Gửi cho Cơ quan thuế những thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp .

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán những khoản nợ của công ty

– Việc thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ do doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty hay Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức;

– Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 4: Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế; Quyết toán thuế; đồng thời giải quyết các chế độ cho người lao động

– Thủ tục đóng cửa mã số thuế thường kéo dài ít nhất là 06 tháng. Điều này phụ thuộc vào thực tế hồ sơ kế toán của doanh nghiệp (không bao gồm thủ tục xử phạt, vi phạm hay chậm nộp phát sinh);

– Trong quá trình thực hiện thủ tục quyết toán thuế; doanh nghiệp đồng thời thực hiện các thủ tục cắt giảm lao động và giải quyết các chế độ có liên quan cho người lao động.

Bước 5: Trả con dấu (nếu có)

Các doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp có trách nhiệm trả con dấu; Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an khi làm thủ tục giải thể.

Bước 6: Nộp hồ sơ và cập nhật tình trạng pháp lý giải thể của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền trong vòng 05 ngày tính từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông tin cho Cơ quan thuế.

– Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin; Cơ quan thuế gửi ý kiến về vấn đề hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

– Nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền sẽ:

  • Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể;
  • Đưa ra thông báo về việc doanh nghiệp giải thể.

Cách thức nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ bằng 03 cách sau đây:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp trực truyến
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính

Phí và lệ phí

Thủ tục này không yêu cầu đóng phí.

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc (tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rơi vào các trường hợp nào thì buộc phải giải thể?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài buộc phải giải thể trong các trường hợp sau:

– Thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty đã kết thúc nhưng không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của:

  • Chủ doanh nghiệp (trường hợp là doanh nghiệp tư nhân);
  • Hội đồng thành viên (trường hợp là công ty hợp danh);
  • Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty (trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn);
  • Đại hội đồng cổ đông (trường hợp là công ty cổ phần).

– Công ty không làm thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp; trong trường hợp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 06 tháng liên tục;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu rơi vào những trường hợp buộc phải giải thể nhưng không giải thể thì doanh nghiệp sẽ bị gì?

Khoản 1 Điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc xử phạt hành vi vi phạm về giải thể doanh nghiệp như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.”

Như vậy, nếu rơi vào những trường hợp buộc phải giải thể nhưng không giải thể thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trong giai đoạn tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp không có đủ tài sản để thanh lý thì sao? Có được tiếp tục thực hiện các bước giải thể sau nữa không?

Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ:

“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Như vậy, việc thanh lý đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể. Vì thế, nếu doanh nghiệp không có đủ tài sản để thanh lý thì không được thực hiện các bước giải thể tiếp theo. Điều này nhằm đảm bảo trách nhiệm đối với các chủ nợ và những người có liên quan; tránh trường hợp doanh nghiệp giải thể nhằm mục đích trốn nợ, mất khả năng thanh toán.

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
  2. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
  3. Các thông tin cần thiết khác về vấn đề giải thể doanh nghiệp.

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Cập nhật kết quả cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340