Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Giải thể trường mẫu giáo

Hiện nay Việt Nam có chục ngàn trẻ em vào độ tuổi bước vào mẫu giáo. Nhu cầu tăng nên có nhiều trường mẫu giáo, trường mầm non đã được thành lập. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sẽ có một số lý do khiến trường mẫu giáo phải đóng cửa. Vậy thủ tục giải thể trường mẫu giáo được thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật lao động 2019;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT quy định ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục
  • Nghị đinh số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
  • Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định ban hành điều lệ trường mầm non
  • Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Một số quy định về trường mẫu giáo

Khái niệm

Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi. Có 3 loại hình trường mẫu giáo bao gồm:

Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Cơ cấu tổ chức

Theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của trường mẫu giáo gồm có:

  • Hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
  • Hội đồng thi đua khen thưởng;
  • Hộii đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn;
  • Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  • Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Giải thể trường mẫu giáo trong trường hợp nào?

Trường mẫu giáo sẽ bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Bị giải thể:

Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo;

Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

Được phép giải thể: Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo

Thủ tục giải thể trường mẫu giáo theo quy định mới nhất

Thẩm quyền

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Trường hợp bị giải thể: Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì; phối hợp với các phòng có liên quan tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể.

Trường hợp chủ động giải thể: Tổ chức,cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép giải thể hoặc không cho phép giải thể

Thành phần hồ sơ

  • Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của UBND cấp huyện (trường hợp bị giải thể)
  • Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo
  • Biên bản kiểm tra, xác minh (trường hợp bị giải thể)

 

Thời hạn giải quyết

Trường hợp bị giải thể: trong vòng 30 ngày làm việc.

Trường hợp chủ động giải thể: trong vòng 20 ngày làm việc.

Phí, lệ phí

Không có phí, lệ phí.

Kết quả

Quyết định giải thể trường mẫu giáo.

Xử phạt hành vi giải thể trường mẫu giáo khi chưa được cho phép giải thể

Khoản 3 Điều 5 NĐ 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

  1. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:
    • Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi giải thể trường mẫu giáo khi chưa được cho phép (nếu có)
    • Biện pháp khắc phục hậu quả:
    • Chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục
    • Hủy bỏ quyết định trúng tuyển
    • Trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được người học qua cơ sở khác. 

Những việc cần làm khi giải thể trường mẫu giáo

  • Hoàn tất nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
  • Giải quyết vấn đề tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác cho người lao động theo quy định.
  • Hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan BHXH (báo giảm, chốt sổ BHXH,…)
  • Thực hiện thanh lý tài sản

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Giải thể trường mẫu giáo. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340