Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
Người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền; phải có được sự công nhận của Sở Y tế sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh. Đối với hồ sơ và trình tự thủ tục; để xin giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền như thế nào? Pham Do Law xin đưa ả ý kiến của mình về vấn đề trên.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Thế nào là bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
- 3 Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
- 4 Hồ sơ đề nghị cấp
- 5 Quy trình cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
- 6 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 7 Dịch vụ của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Luật khám, chữa bệnh 2009
- Nghị định 87/2011/NĐ-CP
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Thế nào là bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
Bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc là phương pháp chữa bệnh theo những kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại. Việc điều trị bằng bài thuốc hoặc phương pháp này phải có hiệu quả đối với một; hoặc vài bệnh chứng nhất định được Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
– Người xin cấp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Người xin cấp có quyền thừa kế theo quy định pháp luật
– Có hiểu biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, biết cách bào chế; cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
– Được sự chứng nhận của chính quyền địa phương là người được dòng tộc; gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm và có hiệu quả điều trị bệnh nhất định; được nhân dân trong vùng tín nhiệm. Đờng thời, không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó và đồng ý truyền cho.
Hồ sơ đề nghị cấp
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 01 Phụ lục XV Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền; theo Mẫu 02 Phụ lục XV Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
- Hai ảnh 04 x 06 cm, ảnh màu và nền trắng; ảnh được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
Quy trình cấp giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
Thẩm quyền cấp
Sở Y tế địa phương nơi người sở hữu bài thuốc gia truyền có cư dân địa phương ở đó xác nhận.
Trình tự cấp
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định về Sở Y tế nơi cư trú.
Bước 2: Sở Y tế sẽ cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp cho người đề nghị.
Bước 3: Trong sau 60 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành:
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ trong thời gian 05 ngày làm việc; từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận sửa đổi; bổ sung hồ sơ.
– Trường hợp đầy đủ và hợp lệ trong thời gian 10 ngày làm việc; từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ; Sở Y tế sẽ gửi hồ sơ đến Hội Đông y tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương, nơi người đó cư trú để xin ý kiến.
– Trong thời hạn 30 ngày, từ ngày nhận được văn bản của Sở Y tế; Hội Đông y tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản trả lời.
– Sau khi đã nhận được văn bản trả lời của Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Y tế tổ chức họp Hội đồng để thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng thẩm định; Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận cho người đề nghị. Trường hợp không cấp sẽ ban hành văn bản về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận; và nêu rõ lý do từ chối.
Cách thức nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến sở y tế nơi người xin chứng nhận cư trú.
Phí và lệ phí xin giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền
– Phí: 2.500.000 VNĐ/ 1 lần thẩm định
– Lệ phí: 2.500.000 VNĐ/ 1 lần xét duyệt hồ sơ
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày đã bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và được xét duyệt hồ sơ hợp lệ.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1/ Khi giấy chứng nhận này bị mất thì có xin cấp lại được không?
Khi giấy này bị mất có thể xin cấp lại tại cơ quan đã cấp giấy phép này theo khoản 4 Điều 25 Luật khám bệnh, chữa bệnh và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Bên cạnh đó, người bị thu hồi giấy chứng nhận này vẫn có thể xin cấp lại theo Điều 20 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Vậy, người bị mất giấy chứng nhận này vẫn có thể xin cấp lại theo quy định pháp luật.
2/ Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận này như thế nào? Có giống thủ tục xin cấp mới không?
Trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng hay thu hồi; thủ tục xin cấp lại theo điểm b khoản 1 Điều 45b Nghị định 155/2018/NĐ-CP đã trình bày trong bài viết. Chủ thể xin cấp lại cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại như sau:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu số 04 Phụ lục XV Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận sức khỏe (thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn);
- Hai ảnh 4 x 6 cm, ảnh màu, nền trắng (thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn).
3/ Khi nào thì giấy chứng nhận này hết hạn?
Pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn giấy chứng nhận này. Đồng thời, trong Dự thảo Thông tư số 13/2017/TT-BYT tại khoản 6 Điều 7 có quy định giấy chứng nhận này không có thời hạn. Tuy nhiên, giấy phép có thể bị thu hồi nếu vi phạm những quy định của pháp luật theo khoản 4 Điều 45b Nghị định 155/2018/NĐ-CP:
“4. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận:
a) Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy chứng nhận có nội dung trái pháp luật;
c) Có kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế thành lập về việc người được cấp Giấy chứng nhận có sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh;
d) Người được cấp Giấy chứng nhận thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.”
Như vậy, giấy chứng nhận này không có thời hạn. Tuy nhiên, sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi nếu rơi vào một trong những trường hợp trên.
Dịch vụ của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
Hai ảnh thẻ 04 x 06 nền trắng của quý khách
Phạm vi công việc
- Nhận tài liệu quý khách cung cấp.
- Lập hồ sơ hoàn chỉnh đúng quy định.
- Trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
- Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện; chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
- Gửi kết quả cho quý khách.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục xin giấy chứng nhận người sở hữu bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.