Dịch vụ xin cấp giấy phép bán hàng đa cấp
Kinh doanh bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Để được kinh doanh bán hàng theo phương thức đa cấp hợp pháp. Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hay còn được gọi là giấy phép bán hàng đa cấp.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Bán hàng đa cấp là gì?
- 3 Kinh doanh đa cấp có bị cấm không?
- 4 Thực trạng biến tướng lừa đảo của loại hình bán hàng đa cấp
- 5 Đối tượng được cấp giấy phép bán hàng đa cấp
- 6 Điều kiện xin giấy phép bán hàng đa cấp
- 7 Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
- 8 Những hàng hóa không được phép kinh doanh đa cấp
- 9 Điều kiện hoạt động
- 10 Điều kiện về tiền ký quỹ
- 11 Tại sao phải xin giấy phép bán hàng đa cấp?
- 12 Thủ tục xin giấy phép bán hàng đa cấp
- 13 Các quy định cần tuân thủ sau khi được cấp phép
- 13.1 Thời hạn giấy phép bán hàng đa cấp
- 13.2 Các trường hợp phải sửa đổi giấy phép bán hàng đa cấp
- 13.3 Các trường hợp bị thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp
- 13.4 Đăng ký bán hàng đa cấp tại địa phương
- 13.5 Quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
- 13.6 Chế độ tập huấn
- 13.7 Chế độ báo cáo định kỳ
- 14 Các câu hỏi liên quan thường gặp
- 15 Dịch vụ xin giấy phép bán hàng đa cấp của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP;
- Thông tư số 29/2018/TT-NHNN;
- Thông tư số 10/2018/TT-BCT;
- Thông tư số 156/2016/TT-BCT;
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP;
Bán hàng đa cấp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thì: Kinh doanh theo phương thức đa cấp hay còn được gọi là bán hàng đa cấp. Đây là một dạng phương thức kinh doanh được pháp luật quy định. Tổ chức kinh doanh sử dụng hình thức này sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó người tham gia sẽ được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của chính bản thân mình và những người nằm trong mạng lưới do mình tạo ra. Người vào sau sẽ giới thiệu thêm những người khác vào tham gia để được hưởng lợi từ đó. Nói cách khác nếu mạng lưới do bạn mở rộng càng lớn, càng nhiều .Thì lợi nhuận, tiền thưởng, hoa hồng bạn được nhận lại sẽ càng lớn.
Kinh doanh đa cấp có bị cấm không?
Kinh doanh đa cấp là một hình thức bán hàng hợp pháp. Việc bán hàng được thực hiện bởi mạng lưới gồm nhiều người bán hàng theo nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Việc kinh doanh đa cấp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thực trạng biến tướng lừa đảo của loại hình bán hàng đa cấp
Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển. Hoạt động kinh doanh đa cấp cũng dần thay đổi kèm theo những thủ đoạn biến trướng nhằm huy động vốn và lừa đảo ngày càng tăng cao. Hiện nay, chỉ với một chiếc smartphone cũng có thể vận động kêu gọi người tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép. Thông qua các ứng dụng điện thoại phổ biến như Zalo, Facebook, Viber,…
Theo thông tin từ Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một số hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng thường thấy như sau:
– Sản phẩm công nghệ: Các đối tượng này đa lạm dụng các thuật ngữ mang xu hướng thời đại công nghệ như “big data”, “trí tuệ nhân tạo”,… Nhằm mục đích làm cho người thiếu hiểu biết đầu tư vào.
– Cổ phần, phân quyền kinh doanh, vùng nhiên liệu sản phẩm: Các đối tượng huy động vốn theo phương thức này, sẽ xây dựng lên hình ảnh doanh nghiệp rất có tiềm năng để đầu tư.
– Mạng xã hội: Các đối tượng sẽ đưa ra viên cảnh về một mạng xã hội hướng tới lợi ích của toàn cộng đồng với việc toàn bộ lợi nhuận kiếm được sẽ chia cho người tham gia và làm các hoạt động từ thiện.
– Thương mại điện tử: Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Dạng biến trước đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp trái phép. Như website thương mại điện tử, siêu thị trực tuyến, ứng dụng mua sắm hoàn tiền,…
– Núp bóng khởi nghiệp và tuyển dụng việc làm: Thực chất là nhằm vào việc tuyển thêm người mới. Bán hàng hoá với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm tiền lên cấp bậc.
>> Xem thêm: Quy định pháp luật về kinh doanh đa cấp
Đối tượng được cấp giấy phép bán hàng đa cấp
Đối tượng được cấp Giấy phép bán hàng đa cấp là những tổ chức đăng ký doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp.
Điều kiện xin giấy phép bán hàng đa cấp
Để được cấp Giấy phép bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Phải là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam và chưa từng bị thu hồi Giấy phép bán hàng đa cấp;
– Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
– Thành viên hợp danh, chủ sở hữu, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập của công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động đa cấp. Không được phép từng làm những chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp từng bị thu hồi Giấy phép bán hàng đa cấp;
– Phải ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
– Có đầy đủ mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản phải được rõ ràng minh bạch phù hợp với quy định.
– Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng. Có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng;
– Có hệ thống thông tin liên lạc tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại từ người tham gia bán hàng đa cấp.
Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp
Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, chỉ được thực hiện đối với hoạt động mua bán hàng hóa. Các hoạt động kinh doanh đa cấp mà đối tượng không phải là hàng hóa đều là bị cấm. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Những hàng hóa không được phép kinh doanh đa cấp
Có hàng hoá được kinh doanh đa cấp, thì cũng sẽ có những loại hàng hoá không được kinh doanh. Những loại hàng hoá sau đây không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp gồm:
– Hàng hoá là thuốc;
– Các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thuỷ sản);
– Thuốc bảo vệ thực vật;
– Trang thiết bị y tế;
– Hoá chất;
– Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
– Sản phẩm có nội dung là thông tin số.
Điều kiện hoạt động
Đối với doanh nghiệp: Để được hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đăng ký Giấy chứng phép bán hàng đa cấp.
Đối với người tham gia bán hàng đa cấp: Người tham gia bán hàng đa cấp phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp gồm:
– Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội có liên quan về hàng giả, hàng cấm, lừa đảo người khác;
– Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam;
– Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
– Các cá nhân từng là thành viên hợp danh, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của những doanh nghiệp bán hàng đa cấp từng bị thu hồi Giấy phép bán hàng đa cấp;
– Các cán bộ, công chức mà quy định không cho phép.
Điều kiện về tiền ký quỹ
Ký quỹ của tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp phải được thực hiện tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài ở tại Việt Nam. Khoản tiền này nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký quỹ. Và việc ký quỹ này phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tại Việt Nam.
– Khoản tiền ký quỹ phải tương đương với 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đồng thời không được thấp hơn 10 tỷ đồng.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vẫn sẽ được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ này.
Tại sao phải xin giấy phép bán hàng đa cấp?
Để được xem là công ty đa cấp chân chính tại Việt Nam. Tổ chức bắt buộc phải có Giấy phép bán hàng đa cấp.
Căn cứ quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà chưa có Giấy phép bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra các cá nhân khi gia hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nhưng tổ chức đó chưa được cấp Giấy phép bán hàng đa cấp cũng sẽ bị phạt. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho hành vi này.
Thủ tục xin giấy phép bán hàng đa cấp
Để được xem là tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp hợp pháp. Tổ chức đó phải thực hiện thủ tục xin giấy phép bán hàng đa cấp. Pham Do Law xin được hướng dẫn thủ tục như sau:
Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (Theo mẫu 01 tại Phụ lục Nghị định 40/2018/NĐ-CP);
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;
– 01 Bản danh sách kèm bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của những người là thành viên hợp danh, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– 02 Bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp
– 01 Bản danh mục hàng hoá kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– 01 Bản chính văn bản xác nhận ký quỹ;
– Tài liệu giải trình về kỹ thuật hệ thống thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp;
– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử;
– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin liên lạc. Để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người bán hàng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thẩm quyền cấp giấy phép bán hàng đa cấp
Giấy phép bán hàng đa cấp sẽ do Cục Quản lý Cạnh tranh thuộc Bộ Công thương cấp cho doanh nghiệp.
Cách thức nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Công thương. Đồng thời cũng phải nộp kèm bản điện tử của hồ sơ theo định dạng “.doc” và “.xls”. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện.
Thời gian xử lý
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Bộ Công thương sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Bộ Công thương sẽ thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp đăng ký sửa đổi, bổ sung. Nếu trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp không thực hiện bổ sung, sửa đổi theo thông báo. Bộ Công thương sẽ trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp.
Sau khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ. Bộ Công thương sẽ thông báo cho doanh nghiệp đăng ký phải nộp phí thẩm định. Trong thời hạn 30 ngày nếu doanh nghiệp không nộp phí. Bộ Công thương cũng sẽ trả lại hồ sơ đăng ký.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được phí thẩm định. Bộ Công thương sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Bộ Công Thương sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp được phép bổ sung, sửa đổi hồ sơ 01 lần. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công thương ban hành thông báo. Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Sau khi hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Bộ Công thương sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời cũng giao lại cho doanh nghiệp 01 bản các quy định cần phải tuân thủ. Bản quy định được đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai của Bộ.
Phí, lệ phí nhà nước liên quan
Mức thu phí thẩm định cấp Giấy phép bán hàng đa cấp được áp dụng như sau sau:
– Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn giấy chứng nhận: 5.000.000 đồng/ 01 lần thẩm định.
– Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận: 3.000.000 đồng/ 01 lần thẩm định.
Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt. Hoặc chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan thu phí được mở tại kho bạc nhà nước.
Các quy định cần tuân thủ sau khi được cấp phép
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp buộc phải tuân thủ các quy định về bán hàng đa cấp. Không được thực hiện các hành vi bị cấm như được quy định tại khoản 1, Điều 5 và khoản 3 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép bán hàng đa cấp mà vi phạm những quy định này. Và bị xử phạt thì doanh nghiệp có thể sẽ bị thu hồi giấy phép.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp không khắc phục kịp thời theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp cũng bị thu hồi giấy phép.
Thời hạn giấy phép bán hàng đa cấp
Giấy phép bán hàng đa cấp có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày cấp. Ngoài ra Giấy phép bán hàng đa cấp còn được gia hạn nhiều lần. Mỗi lần được gia hạn thêm 05 năm.
Doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép vẫn phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định để được cấp giấy.
Trước ngày hết thời hạn của giấy phép 03 tháng. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn Giấy phép bán hàng đa cấp.
Các trường hợp phải sửa đổi giấy phép bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán hàng đa cấp trong các trường hợp dưới đây:
– Có sự thay đổi thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục trong vòng 15 ngày kể từ ngày thay đổi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
– Có sự thay đổi liên quan đến những thông tin nằm trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục trước khi áp dụng;
Ngoài ra nếu có sự thay đổi thông tin tại danh mục hàng hoá kinh doanh theo phương thức đa cấp. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Công thương trước khi áp dụng.
Nếu có hành vi không thực hiện đúng thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán hàng đa cấp theo đúng quy định. Hoặc hành vi không thực hiện đúng theo thủ tục khi có sự thay đổi thông tin về danh mục hàng hoá kinh doanh theo phương thức đa cấp. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi danh mục hàng hóa bán hàng đa cấp
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp
Giấy phép bán hàng đa cấp cũng có thể bị thu hồi. Khi doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán hàng đa cấp có chứa thông tin gian dối;
– Doanh nghiệp bị xử phạt khi vi phạm một trong những hành vi quy định tại khoản 1, Điều 5 và khoản 3 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp không khắc phục những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Về những điều kiện đã được đáp ứng ở hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán hàng đa cấp. Được xác định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Giấy phép bán hàng đa cấp khi bị thu hồi sẽ hết hiệu lực, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Đăng ký bán hàng đa cấp tại địa phương
Doanh nghiệp được xem là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương khi thuộc một trong các trường hợp được đề cập dưới đây:
– Có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng bán hàng đa cấp tại địa phương;
– Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương;
– Có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú/thường trú hoặc hoạt động tiếp thị, bán hàng đa cấp tại địa phương.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Văn bản đó phải là của Sở Công thương tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đó. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Công thương tỉnh, thành phố trung ương, trước khi tổ chức hoạt động.
Nếu không có trụ sở,chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương. Doanh nghiệp có thể uỷ quyền cho một cá nhân cư trú tại địa phương. Để làm đại diện tại địa phương thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan địa phương.
Nếu người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp bán tại địa phương, nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký bán hàng đa cấp. Người tham gia bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
Căn cứ vào quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Thì quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp được quy định như sau:
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi doanh nghiệp đó được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương đó.
Nếu hội nghị, hội thảo, đào tạo có sự tham dự của từ 30 người trở lên. Hoặc có sự tham gia của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên. Doanh nghiệp phải thông báo đến Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trước khi thực hiện.
Nếu người tham gia tự ý tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp khi chưa được doanh nghiệp uỷ quyền bằng văn bản. Người đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Nếu doanh nghiệp tự ý tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo giới thiệu về hoạt động đa cấp. Nhưng doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Chế độ tập huấn
Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình đào tạo bắt buộc với người tham gia bán hàng đa cấp. Thời lượng đào tạo ít nhất là 08 giờ. Đây là chương trình do doanh nghiệp bán hàng đa cấp tổ chức và không được thu phí dưới mọi hình thức. Thẻ thành viên chỉ được cấp cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản.
Nếu có sự thay đổi gì về chương trình đào tạo đã giảng dạy. Doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung lại hoặc thông báo cho người tham gia bán hàng qua trang thông tin điện tử hoặc niêm yết.
Chương trình đào tạo cơ bản được giảng dạy bởi Đào tạo viên. Đào tạo viên phải được cấp giấy xác nhận kiến thức về bán hàng đa thì mới được phép giảng dạy.
>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xác nhận kiến thức về bán hàng đa cấp
Chế độ báo cáo định kỳ
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải báo cáo định kỳ 06 tháng. Báo cáo sẽ được gửi tới Bộ Công thương và Sở Công thương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm phải được nộp trước ngày 31 tháng 7 của năm.
– Bản báo cáo 06 tháng đầu năm gửi cho Bộ Công thương gồm những nội dung theo Mẫu số 15 tại Phụ lục Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Và Báo cáo tài chính của năm tài chính liền kề trước và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với bản Báo cáo 06 tháng đầu năm gửi cho Sở Công thương, thì nội dung sẽ theo Mẫu 16 tại Phụ lục Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Báo cáo năm doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp phải nộp trước ngày 20 tháng 01 hàng năm cho Bộ Công thương và Sở Công thương.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải cập nhật và gửi đến Sở Công thương, tại nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động danh sách người tham gia bán hàng đa cấp cư trú tại địa phương của tháng trước đó. Danh sách phải được gửi đến và cập nhật trước ngày 10 hàng tháng.
Các câu hỏi liên quan thường gặp
Câu hỏi 1: Khi nào thì công ty bán hàng đa cấp mới được rút tiền ký quỹ về?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Công ty bán hàng đa cấp sẽ được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
– Bộ Công thương từ chối cấp Giấy phép bán hàng đa cấp;
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đã hoàn thành các trách nhiệm được quy định;
– Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
Câu hỏi 2: Làm sao để biết các công ty đa cấp đã được bộ công thương cấp phép?
Các doanh nghiệp được cấp phép bán hàng đa cấp. Sẽ được công bố trên website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công thương.
Câu hỏi 3: Khoản tiền đã ký quỹ được xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì: Khoản tiền đã được ký quỹ sẽ được ngân hàng phong tỏa, trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Nếu có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, doanh nghiệp có thể rút và sử dụng. Mà không cần phải rơi vào những trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Dịch vụ xin giấy phép bán hàng đa cấp của Pham Do Law
Phạm vi dịch vụ
– Hướng dẫn, tư vấn đánh giá các giấy tờ khách hàng cung cấp và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đại diện khách hàng nộp phí, lệ phí nhà nước;
– Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
– Nhận bản chính giấy phép bán hàng đa cấp;
– Bàn giao hồ sơ đầy đủ cho khách hàng lưu trữ;
– Hướng dẫn khách hàng thực hiện những nghĩa vụ phát sinh sau khi có giấy phép.
Tài liệu khách hàng cần cung cấp
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao có chứng thực CMND/Hộ chiếu/CCCD của chủ sở hữu/thành viên hợp danh/thành viên/cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Bản chính văn bản xác nhận doanh nghiệp đã ký quỹ;
– Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp (Pham Do Law có thể hỗ trợ soạn thảo);
– Kế hoạch trả thưởng (Pham Do Law có thể hỗ trợ soạn thảo);
– Quy tắc hoạt động (Pham Do Law có thể hỗ trợ soạn thảo);
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục cấp giấy phép bán hàng đa cấp. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.