Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Dịch vụ xin Giấy phép game G2, G3, G4

Có rất nhiều cách để phân loại game điện tử nhưng phổ biến nhất đó là dựa vào phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ game. Cách thức phân loại này gồm 4 loại game là G1, G2, G3, G4. Vậy Game G2, g3, G4 là gì? Và thủ tục xin giấy phép này như thế nào? Pham Do Law sẽ cung cấp các quy định pháp lý liên quan cho bạn theo nội dung dưới đây.

sở pháp lý

  • Nghị định số 72/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định số 27/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định số 150/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định số 174/2013/NĐ-CP;
  • Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.

Game G2, G3, G4 là gì?

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP thì game G2, G3, G4 được hiểu như sau:

Game G2: Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty dịch vụ game;

Game G3: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa người với người nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty dịch vụ game;

Game G4: Game được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với người chơigiữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của công ty dịch vụ game.

Điều kiện xin cấp giấy phép game G2, G3, G4

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì để kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 thì doanh nghiệp cần đảm bảo:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet.

3. Điều kiện về nhân sự cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm:

a) Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng;

b) Có ít nhất 01 nhân sự quản trị trò chơi điện tử.

4. Có đủ khả năng tài chính để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động.

5. Điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm:

a) Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;

b) Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi;

c) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.”

Tại sao phải xin cấp giấy phép game G2, G3, G4, G5?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 103 Nghị định 174/2013/NĐ-CP: nếu cung cấp dịch vụ game G2, G3, G4 khi không có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng. Đồng thời còn bị phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (phần mềm game); buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp và bị thu hồi tên miền.

Thủ tục xin cấp giấy phép game G2, G3, G4

Để một loại game G2, G3, G4 cụ thể được phát hành ra thị trường thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cần thực hiện 2 bước sau:

BƯỚC 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (giấy phép game G2, G3, G4);

BƯỚC 2: Thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử

Sau đây là phần hướng dẫn thủ tục cho Bước 1.

>> Xem thêm: Thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử G2, G3, G4

Hồ sơ xin cấp giấy phép game G2, G3, G4

Theo quy định tại Khoản 30 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (Mẫu số 19 của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 27/2018/NĐ-CP).

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử qua mạng).

3. Giấy chứng nhận đăng ký tên miền (nếu là tên miền quốc tế).

4. Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử gồm các nội dung sau:

a) Kế hoạch hoạt động: cung cấp dịch vụ, nhân sự, tài chính phù hợp với quy mô công ty;

b) Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị, địa điểm đặt hệ thống thiết bị và kết nối mạng để cung cấp dịch vụ;

c) Thông tin về thiết bị cả Phần chính và dự phòng gồm: Tên, chức năng, cấu hình;

d) Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ: Mạng Internet (địa chỉ EP, tên miền), mạng viễn thông di động (dự kiến kênh phân phối trò chơi);

đ) Các hình thức thanh toán dịch vụ, các loại thẻ thanh toán và doanh nghiệp hợp tác trong việc thanh toán dịch vụ (tên doanh nghiệp, loại hình thanh toán);

e) Biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép game G2, G3, G4

Bộ Thông tin và Truyền thông (mà xcụ thể là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử)

Cách thức nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp;

Qua đường bưu điện;

Nộp qua mạng: tại đây https://dichvucong.mic.gov.vn/

Thời gian

Trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, cấp giấy phép. Trường hợp từ chối, sẽ có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Lưu ý sau khi được cấp giấy phép game G2, G3, G4

Thời hạn của giấy phép

Giấy phép game G1 có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm. Trước khi giấy phép hết hạn nhưng doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục hoạt động thì phải thực hiện thủ tục gia hạn. Giấy phép game G1 chỉ được gia hạn 01 lần, mỗi lần không quá 01 năm;

Các quy định cần tuân thủ

– Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đẻ thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng;

– Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử gồm các nội dung sau:

a) Phân loại game theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;

b) Quy tắc của từng game;

c) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của game;

d) Có nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.

– Cung cấp thông tin về game đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng game bao gồm tên trò chơi, phân loại game theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;

– Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của game đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;

– Tuân thủ quy định về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất game đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia game);

– Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định pháp luật;

– Không được quảng cáo game chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với game G1 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;

Chế độ báo cáo định kỳ

Công ty đã được cấp giấy phép Game G2, G3, G4 thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng một lần (trước ngày 01/06 và ngày 1/12 hàng năm);

  • Theo Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTTTT;
  • Báo cáo gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động;
  • Ngoài ra, nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì phải thực hiện báo cáo đột xuất;

Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 34 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thì phải:

  • Thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp game tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ;
  • Có các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi;
  • Thực hiện báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về kế hoạch ngừng cung cấp game 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ.

Thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử G2, G3, G4

Theo quy định của pháp luật thì việc có giấy phép game G2, G3, G4 chỉ là điều kiện chung để cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử được hoạt động. Để một game cụ thể được đưa vào thị trường thì cần phải thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử G2, G3, G4.

Đình chỉ hoạt động

Giấy phép game G2, G3, G4 sẽ bị đình chỉ trong thời hạn 3 tháng nếu doanh nghiệp được cấp phép có các vi phạm sau:

  • Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
  • Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
  • Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Không đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động sau khi đã được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu khắc phục bằng văn bản.

Các trường hợp bị thu hồi giấy phép game G1

Giấy phép game G2, G3, G4 sẽ bị thu hồi nếu có các hành vi vi phạm sau:

  • Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
  • Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Đã bị ra quyết định đình chỉ 2 lần liên tiếp mà vẫn tái phạm.

Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép game G2, G3, G4

Các trường hợp sửa đổi bổ sung Nơi nộp hồ sơ
Thông báo thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; thay đổi phần vốn góp dẫn đến thay đổi thành viên góp vốn (hoặc cổ đông) có phần vốn góp từ 30% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng; Sở Thông tin và Truyền thông và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Thông báo thay đổi tên miền khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên trang thông tin điện tử (trên Internet), kênh phân phối trò chơi (trên mạng viễn thông di động); thể loại trò chơi (G2, G3, G4); thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng; Sở Thông tin và Truyền thông và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Thay đổi tên doanh nghiệp;

Thay đổi tên người đại diện theo pháp luật.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Công ty tôi đã có giấy phép game G1, thì có cần phải xin thêm game g2,g3,g4 không?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP thì: Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử. Do đó, dù đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ điện tử (giấy phép game G1) thì doanh nghiệp vẫn phải xin thêm 2 giấy phép này thì mới có thể đưa game vào kinh doanh.

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép Game G1

Câu hỏi 2: Tôi chỉ cung cấp 1 loại game G2 nhưng xin giấy phép cho cả 3 loại được không?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện xin giấy phép game G2, G3, G4 là như nhau. Do đó, để tránh sau này có nhu cầu kinh doanh Game G3, G4 thì phải sửa đổi, bổ sung giấy phép thì doanh nghiệp nên xin giấy phép cho 3 loại game này ngay từ đầu.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để có thể biết được trò chơi điện tử được quảng cáo trên mạng đã được cấp phép chưa và thuộc loại game nào?

Trả lời: Bộ thông tin và Truyền thông luôn công bố các công ty được phép kinh doanh trò chơi điện tử qua mạng và danh sách các game G1 đã được cấp phép. Bạn có thể tra cứu tại website sau: https://abei.gov.vn/so-lieu-thong-ke/67

Câu hỏi 4: Công ty tôi dự định phát hành 6 loại game khác nhau vậy cần bao nhiều người quản trị?

Trả lời: Pháp luật hiện nay không quy định tối thiểu bao nhiêu người quản trị trò chơi. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên căn cứ vào quy mô của công ty để quyết định. Trường hợp, công ty có máy chủ để quản lý người chơi thì sẽ cần cứ 2 máy chủ nên có tối thiếu 1 người quản trị để đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý.

Dịch vụ xin giấy phép Game G2, G3, G4 của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  • Kế hoạch phát triển game;
  • Thông tin về hệ thống kỹ thuật của game;
  • Thông tin về nhân sự quản lý;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tin về tên miền và giao diện của trò chơi.

Phạm vi công việc của Pham Do Law

  • Tư vấn hoàn thiện bộ hồ sơ và sơ thẩm điều kiện cấp phép của Công ty;
  • Soạn bộ hồ sơ theo quy định pháp luật;
  • Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, giải trình về hồ sơ xin cấp phép;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
  • Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần tuân thủ sau khi được cấp giấy phép.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về giy phép game G2, G3, G4. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41
  • 42

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340