Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế thuộc thẩm quyền Sở Y tế

Ngày nay, các cơ sở dịch vụ y tế xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho mọi người, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên, vì sức khỏe cộng đồng, nhà nước có những quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế. Cơ sở dịch vụ y tế muốn đi vào hoạt động cần được cấp giấy phép hoạt động. Vậy Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế thuộc thẩm quyền Sở Y tế như thế nào?  Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP;
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
  • Thông tư 278/2016/TT-BTC;
  • Quyết định 358/QĐ-BYT.

Một số khái niệm cơ bản

Y tế là gì?

Y tế là hoạt động chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các loại bệnh, thương tích hay suy yếu về thể chất cũng như tinh thần của con người. Y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe và những hoạt động liên quan khác trong cuộc sống.

Cơ sở dịch vụ y tế là gì? 

Cơ sở dịch vụ y tế là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo khoản 13 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:

“a) Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;

b) Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;

c) Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài;

d) Cơ sở dịch vụ kính thuốc;

đ) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ;

e) Cơ sở dịch vụ xoa bóp;

g) Cơ sở dịch vụ y tế khác.”

Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế

Mỗi loại cơ sở dịch vụ y tế khác nhau có điều kiện để được cấp giấy phép khác nhau. Các điều kiện này được quy định cụ thể theo từng loại tại Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP. Sau đây là điều kiện khái quát đối với các cơ sở dịch vụ y tế.

Điều kiện cơ sở vật chất

1/ Có địa điểm cố định phù hợp;

2/ Đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định pháp luật;

3/ Đảm bảo cung cấp đủ điện, nước để phục vụ cho việc thực hiện các dịch vụ y tế.

Điều kiện về trang thiết bị

1/ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký;

2/ Có đủ thuốc cấp cứu, chống sốc tùy theo hoạt động chuyên môn của cơ sở.

Điều kiện về nhân sự

1/ Người thực hiện công việc khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc đang thực hiện;

2/ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có trình độ chuyên môn phù hợp, được cấp chứng chỉ hành nghề; phải là người hành nghề cơ hữu của cơ sở; đồng thời phải có thời gian hành nghề cụ thể ít nhất là:

  • 36 tháng (đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc);
  • 45 tháng (đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà);
  • 54 tháng (đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh);

Lưu ý: Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ và cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình cần được cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, các cơ sở này phải có văn bản thông báo đủ điều kiện theo quy định pháp luật gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý (trong thời hạn ít nhất 10 ngày trước khi hoạt động). Văn bản thông báo theo mẫu tại Phụ lục VIIIPhụ lục IX Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

Hồ sơ để xin cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế

1/ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Mẫu 01 Phụ lục XI Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

giay-phep-hoat-dong-doi-voi-co-so-dich-vu-y-te

2/ Bản sao có chứng thực của một trong số các giấy tờ sau:

  • Quyết định thành lập (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân);
  • Giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài);

3/ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở;

4/ Danh sách đăng ký người hành nghề (theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định 109/2016/NĐ-CP;);

5/ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế (Mẫu 02 Phụ lục XI Nghị định 109/2016/NĐ-CP;);

6/ Tài liệu chứng minh cơ sở đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

7/ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở (đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Giám đốc Sở Y tế ban hành);

8/ Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn;

9/ Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện (đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh). Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không (đối với cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài).

Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế

Thẩm quyền cấp

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động là Sở Y tế.

Trình tự thủ tục cấp

Bước 1:

  • Cơ sở chẩn bị và nộp 01 bản hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền;
  • Cơ quan có thẩm quyền trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

  • Trong vòng 45 ngày, cơ quan thành lập đoàn thẩm định; tiến hành thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

  • Trong 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
  • Khi hồ sơ đã hợp lệ, thực hiện thủ tục cấp như đã trình bày ở trên. (Lưu ý: Thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Bước 3: 

  • Cơ quan có thẩm quyền trả giấy phép hoạt động cho cơ sở;
  • Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời rõ lý do bằng văn bản.

Cách thức nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian nhận được giấy phép

45 ngày (kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ).

Lệ phí

Căn cứ theo Thông tư 278/2016/TT-BTC, lệ phí của thủ tục này là 4.300.000đ.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có được xem là dịch vụ y tế không? Nếu có thì hồ sơ và thủ tục có giống nhau không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 13 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là một trong số những cơ sở dịch vụ y tế. 

Tuy nhiên, điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định này có quy định cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình cần được cấp giấy phép hoạt động. Cụ thể như sau:

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ muốn đi vào hoạt động thì không cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để xin Giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, cơ sở vẫn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, vật tư theo quy định của pháp luật; đồng thời phải có thông báo bằng văn bản gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở. Văn bản thông báo theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Trường hợp nào cơ sở dịch vụ y tế bị từ chối cấp phép?

Cơ sở dịch vụ y tế có thể bị từ chối cấp giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự;
  • Các giấy tờ trong hồ sơ không hợp lệ;
  • Nộp hồ sơ không đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chưa thanh toán đầy đủ phí, lệ phí theo quy định.

Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế có thời hạn bao lâu?

Pháp luật hiện hành chưa có điều khoản nào quy định về thời hạn của Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế. Do đó, có thể hiểu rằng Giấy phép này có thời hạn vĩnh viễn. Các cơ sở đã được cấp Giấy phép không cần phải lo lắng về thời hạn hiệu lực. Tuy nhiên, cần duy trì đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự theo uy định của pháp luật đã nêu trong bài viết này.

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

1/ Bản sao có chứng thực của một trong số các giấy tờ sau:

  • Quyết định thành lập;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đầu tư;

3/ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở;

4/ Danh sách đăng ký người hành nghề (theo mẫu tại Phụ lục IV Nghị định 109/2016/NĐ-CP;);

5/ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế (Mẫu 02 Phụ lục XI Nghị định 109/2016/NĐ-CP;);

6/ Các tài liệu, thông tin cần thiết về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân sự;

7/ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở;

8/ Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

9/ Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện (đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh). Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không (đối với cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài)

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc xin cấp Giấy phép;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được cấp Giấy phép;
  6. Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
  7. Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả;
  8. Nhận kết quả và gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế thuộc thẩm quyền Sở Y tế. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340