Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Tại sao Xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng vẫn phải xin giấy phép? Hẳn không ít các doanh nghiệp nhập khẩu xuất bản phẩm không có mục đích mua bán từng thắc mắc vấn đề này. PHAMDOLAW sẽ cung cấp toàn bộ các quy định pháp lý liên quan đến cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh cho Khách hàng.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Xuất bản năm 2012;
  • Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
  • Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và lệ phí đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh;
  • Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

Như thế nào là xuất bản phẩm không kinh doanh

Theo quy định tại Luật Xuất bản 2012 thì: “xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách”.

Vậy cụ thể là những sản phẩm nào? Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT quy định mã HS và các sản phẩm thuộc quản lý về xuất nhập khẩu xuất bản phẩm, gồm:

Mô tả hàng hóa Hình thức quản lý
Mô tả hàng hóa theo mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính Mô tả, phân loại hàng hóa quản lý theo chuyên ngành trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm Xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh Xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh
49.01 Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm in tương tự, dạng t đơn hoặc không phải dạng tờ đơn. Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
4901.10.00 – Dạng tờ đơn, có hoặc không gấp Dạng tờ đơn, có hoặc không gấp (không bao gồm thể loại khoa học, kỹ thuật, ví dụ: hướng dẫn sử dụng thiết bị, hàng hóa, sản phẩm) Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
– Loại khác:
4901.91.00 – – Từ điển và bộ bách khoa toàn thư, và các phụ chương của chúng
4901.99 – – Loại khác:
4901.99.10 – – – Sách giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa xã hội Sách chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, địa lý, quân sự, tôn giáo, lịch sử (kể cả sách dành cho thiếu nhi hoặc sách điện tử trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu) Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
4901.99.90 – – – Loại khác Dạng tập có chữ nổi và loại khác (không bao gồm thể loại khoa học, kỹ thuật, ví dụ: hướng dẫn sử dụng thiết bị, hàng hóa, sản phẩm)
4903.00.00 Sách tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em. Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
49.05 Bản đồ và biu đồ thủy văn hoặc các loại biểu đồ tương tự, kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in.
4905.10.00 – Quả địa cầu Quả địa cầu (có in hình bản đồ hoặc kèm theo sách hoặc minh họa cho sách) Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
– Loại khác:
4905.91.00 – – Dạng quyển Dạng quyển
4905.99.00 – – Loại khác Dạng tờ rời, tờ gấp
4910.00.00 Các loi lch in, kể cả bloc lch. Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
49.11 Các ấn phẩm in khác, kể cả tranh và ảnh in. Văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu
4911.10 – Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các catalog thương mại và các ấn phẩm tương tự: Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các catalog thương mại và các ấn phẩm tương tự (không bao gồm thể loại khoa học – kỹ thuật, ví dụ: hướng dẫn sử dụng hàng hóa, thiết bị, sản phẩm)
4911.10.90 – – Loại khác
– Loại khác:
4911.91.29 – – – – Loại khác
– – – Tranh in và ảnh khác:
4911.91.39 – – – – Loại khác
4911.91.90 – – – Loại khác
4911.99 – – Loại khác:
4911.99.90 – – – Loại khác Bản khắc, bản in, bản in lito đã có nội dung thay sách hoặc dùng để minh họa cho sách (không thuộc nhóm 9702.00.00) và loại khác
4911.10.10 – – Catalog chỉ liệt kê tên sách và các ấn phẩm về giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa – – Catalog chỉ liệt kê tên sách và tên các ấn phẩm về giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa Không yêu cầu văn bản xác nhận đăng ký nhập khẩu Không yêu cầu giấy phép nhập khẩu

Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh là việc nhập khẩu các sản phẩm trên không nhằm mục đích mua, bán. Đó có thể là catagogy để giới thiệu sản phẩm, tài liệu học tập, quà tặng, tài liệu quảng cáo…

Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh thì phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 39 Luật xuất bản

Các trường hợp không phải đề nghị cấp giấy phép

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 42 luật xuất bản thì các xuất bản phẩm không kinh doanh sau không cần xin giấy phép nhập khẩu:

  • Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
  • Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
  • Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
  • Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Thành phần hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh (Mẫu số 30 Phụ lục kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT);
  • Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh (Mẫu số 31 Phụ lục kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT).

Thẩm quyền cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh đến Sở thông tin truyền thông nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
  • Riêng đối với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội: Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội.

Cách thức nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

  • Nộp trực tiếp tại Sở thông tin truyền thông;
  • Nộp qua hệ thống bưu chính.
  • Nộp qua mạng: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ (chỉ áp dụng với Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội)

Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép sẽ phải cấp giấy phép;

Đối với trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật: 23 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu bổ sung để thẩm định nội dung.

Phí, lệ phí nhà nước:

Lệ phí: 50.000 đồng/hồ sơ (Thông tư số 214/2016/TT-BTC)

Như thế nào là có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Theo Khoản 1, Điều 10 Luật Xuất bản thì xuất bản phẩm vi phạm pháp luật là xuất bản phẩm có chứa các nội dung sau:

  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Nhưng xuất bản phẩm vi phạm trên sẽ không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức. Nên khi có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan cấp phép sẽ yêu cầu thẩm định.

Thủ tục thẩm định trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu xét thấy xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan cấp phép sẽ yêu cầu bổ sung một (01) bản xuất bản phẩm để thẩm định nội dung. Trường hợp cần thiết thì cơ quan cấp phép có thể cấp giấy phép nhập khẩu 01 bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu cơ sở nhập khẩu nộp để thẩm định.

Thời gian thẩm định:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm, cơ quan cấp phép sẽ thành lập Hội đồng thẩm định.

Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 10 ngày kể từ ngày lập Hội đồng thẩm định.

Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan cấp phép sẽ trả kết quả.

Trách nhiệm của cơ sở nhập khẩu sau khi được cấp phép

Theo quy định tại Điều 16 Nghi định 195/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ sở nhập khẩu sau khi được cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh như sau:

– Ban hành quy chế nội bộ thẩm định nội dung: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.

– Tổ chức thẩm định nội dung: Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định sau đây:

a) Thành lập hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, thành viên hội đồng là các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xuất bản phẩm cần thẩm định, thư ký hội đồng là nhân viên phụ trách thẩm định nội dung. Việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm quyết định;

b) Việc thẩm định tiến hành đối với từng xuất bản phẩm nhập khẩu. Kết quả thẩm định được lập thành biên bản, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ 03 tháng/lần;

c) Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện xuất bản phẩm nhập khẩu có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản, cơ sở nhập khẩu không được phát hành xuất bản phẩm và phải báo cáo kịp thời với Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Báo cáo: Khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, người đứng đầu cơ sở nhập khẩu phải tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản.

– Phát hành: Xuất bản phẩm nhập khẩu chỉ được phát hành sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của PHAMDOLAW về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340