Hướng dẫn điền bản tự công bố sản phẩm theo mẫu tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Hiện nay, chất lượng sản phẩm; các loại thực phẩm trên thị trường là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Bởi vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi của họ. Chính vì thế mà tất cả các sản phẩm; thực phẩm được sản xuất ra thị trường hoặc được nhập khẩu các doanh nghiệp đều phải tiến hành công bố sản phẩm. Có nhiều loại sản phẩm; thực phẩm các doanh nghiệp có thể tự công bố theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Vậy để hoàn thiện đầy đủ; chuẩn xác nhất bản tự công bố sản phẩm thì phải làm như thế nào? Từ vấn đề trên Pham Do Law xin hướng dẫn khách hàng cách điền Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu Nghị định 15/2018/NĐ-CP một cách chính xác.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Bản tự công bố sản phẩm là gì?
Bản tự công bố sản phẩm là mẫu hồ sơ được quy định phải có trong bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm. Bản tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trong trường hợp có tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác thì phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng.
Hướng dẫn điền bản tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Mẫu tự công bố sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP
Hướng dẫn cách điền mẫu tự công bố sản phẩm
Thông tin về tổ chức
Phần thông tin tổ chức phải đặt theo thứ tự:
- Tên Doanh nghiệp: Ghi đúng với tên loại hình doanh nghiệp đang hoạt động;
- Địa chỉ: là địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Điện thoại;
- Email;
- Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế: mã số được cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin về sản phẩm
- Tên sản phẩm (phải thống nhất toàn bộ hồ sơ công bố);
- Thành phần: Điền từng loại nguyên liệu đúng với việc sản xuất trên thực tế. Nếu nguyên liệu là màu thực phẩm, đa chất hay các loại phụ gia thực phẩm thì phải có hồ sơ chứng minh rõ ràng về nguồn gốc.
- Thời hạn sử dụng sản phẩm: theo quy định mặc dù thời gian không bắt buộc, nhưng doanh nghiệp phải kê khai thời hạn từ ngày sản xuất đến khi hết ngày sử dụng.
- Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: doanh nghiệp sử dụng bao gói gì, chất lượng như thế nào thì phải khai báo đúng với thực tế sản xuất.
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm: Đây là trường hợp áp dụng đối với các doanh nghiệp thuê cơ sở sản xuất, cần phải ghi rõ tên và địa chỉ để cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát. Tên cơ sở thuê để sản xuất cũng điền tương tự như thông tin về tổ chức.
Mẫu nhãn sản phẩm
Phần này cũng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp phải ghi rõ, cụ thể và chính xác mẫu nhãn của từng sản phẩm. Bởi vì, tùy vào từng sản phẩm thì các thông tin thể hiện sẽ có sự khác biệt. Do đó phải ghi chính xác để tránh gây sự nhầm lẫn giữa các mẫu nhãn với nhau.
Yêu cầu về an toàn thực phẩm
1/ Số Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: phần này phải điền chính xác vì khi thiết lập Quy chuẩn kỹ thuật thì từng loại sản phẩm sẽ có số Quy chuẩn đúng với bản chất của sản phẩm đó. Ví dụ như: Quyết định 54, QCVN 9-4, QCVN 7-2, QCVN 8-3, QCVN 9-5, …
2/ Hoặc là Thông tư của các bộ, ngành; hoặc Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia,… cũng tương tự như vậy.
Tóm lại, để làm được bản tự công bố sản phẩm chính xác theo quy định, thì doanh nghiệp trước hết phải hiểu rõ sản phẩm của mình. Thứ hai, phải đi tìm hiểu và nắm rõ những văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc tự công bố sản phẩm. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số bước liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp cần sự trợ giúp của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Dưới đây là thủ tục tự công bố sản phẩm mà Pham Do Law chuẩn bị để quý khách hàng tham khảo.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Hướng dẫn điền bản tự công bố sản phẩm theo mẫu tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Các nội dung tư vấn; hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.