Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Mô hình “Farm to Fork” – Các vấn đề pháp lý cần biết!

Xã hội Việt Nam ngày càng hiện đại và phát triển về kinh tế và dân trí. Ngày nay, việc “ăn no mặc ấm” chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Việt Nam. Do đó, thực khách không chỉ đơn thuần muốn được ăn mà đồ ăn còn phải mới, phải lạ. Nắm được nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp F&B (Food and Beverage) đã rất hào phóng đầu tư cho dịch vụ của mình.

Với mục đích thu hút khách hàng, nhiều mô hình F&B độc đáo, mới lạ đã ra đời. Một trong số đó có thể kể đến như mô hình “Farm to Fork”. Vì sao mô hình này lại độc đáo và nổi bật? Thủ tục pháp lý cho mô hình kinh doanh này gồm những gì? PHAM DO LAW sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc về mô hình kinh doanh này.

Mô hình “Farm to Fork”  

Khái niệm Mô hình “Farm to Fork” 

Mô hình “Từ nông trại đến bàn ăn” (Còn gọi là mô hình 3F: Feed – Farm- Food) là một mô hình kinh doanh mới mẻ trong lĩnh vực F&B. Với mô hình này, quy trình tạo ra một sản phẩm theo phương thức “tự sản xuất tự phân phối”.  Nghĩa là: Doanh nghiệp đó hợp tác với một trang trại sản xuất nguyên liệu. Hoặc doanh nghiệp tự sản xuất nguyên liệu trên nông trại của mình. Sau đó, nguyên liệu được doanh nghiệp đem đi chế biến thành thức ăn, đồ uống đem đi phục vụ thực khách.

mo-hinh-farm-to-fork

Nét độc đáo và lợi thế của Mô hình “Farm to Fork”

Trong thực trạng hiện nay, thực phẩm bẩn đang trở thành một vấn nạn nhất nhối. Theo các chuyên gia về thực phẩm, hiện trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc đang là một vấn đề quan ngại. Việc tuồn những nguyên liệu kém chất lượng, ôi thiu vào các thành phố khiến người tiêu dùng phải lo lắng việc nhiễm bệnh trên chính bàn ăn của mình.

Trong thời gian gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được quan tâm sát sao. Tuy đã lập nhiều tổ kiểm tra cũng như thường xuyên kiểm tra tình hình trên địa bàn của mình thường xuyên. Song, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc… vẫn ngoài tầm kiểm soát do sự thiếu hụt về nhân lực và phương tiện kỹ thuật.

Trước tình hình trên, Mô hình “Farm to Fork”” ra đời như một giải pháp hữu hiệu. Với cách quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu, chủ động về nguồn thực phẩm và chất lượng. Mô hình này giúp kiểm soát được nguồn thực phẩm và an toàn tạo được uy tín và lòng tin của khách hàng. 

Sự thành công của Mô hình “Farm to Fork”

Nói về sự thành công của Mô hình “Farm to Fork” có thể kể đến một số doanh nghiệp. Tiêu biểu như The Coffee House (TCH) với mô hình vừa kinh doanh thức uống làm từ cà phê. Ngoài ra TCH còn sản xuất cà phê tại Cầu Đất Farm với tiêu chuẩn và chất lượng riêng biệt. 

Doanh nghiệp Pizza 4P’s cũng rất thành công với mô hình “từ nông trại đến bàn ăn”. Pizza 4Ps có sự hợp tác với trang trại Thiên Sinh (Đơn Dương, Lâm Đồng). Đây là trang trại nuôi trồng khép kín áp dụng dây chuyền công nghệ cao trong sản xuất các loại rau củ sạch. Với khoa học công nghệ tiên tiến, trang trại cho ra đời những sản phẩm chất lượng – an toàn. Ngoài ra việc này còn giảm bớt những tác hại đến môi trường.

Vì những lợi ích kể trên, “sạch từ nông trại đến bàn ăn” đã trở thành một mô hình F&B độc đáo. Trong bối cảnh thực phẩm tràn lan còn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn. Mô hình kinh doanh này được nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.

Các vấn đề pháp lý về kinh doanh mô hình Mô hình “Farm to Fork”

Trước sự thành công của của “Farm to Folk”, nhiều doanh nghiệp sẽ muốn hướng đến mô hình này. Tuy nhiên, để mô hình trên đạt được hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu tâm đến các vấn đề pháp lý. Pham Do Law xin đưa ra các tư vấn của mình về pháp lý có liên quan đến Mô hình “Farm to Fork”.

Để bạn đọc nắm được các vấn đề pháp lý, Pham Do Law xin chia mô hình trên thành 2 cụm. Về chi tiết, 2 cụm gồm: Cụm nông trại, cụm kinh doanh. Các cụm trên được chia dựa trên quy trình sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn.

Về cụm nông trại 

Pham Do Law sẽ chia cụm nông trại bắt đầu từ giai đoạn đầu tư trang trại đến giai đoạn thu hoạch sản phẩm. Nông trại sẽ chia làm 2 nhiệm vụ chính: trồng trọt và chăn nuôi. Vì doanh nghiệp có mô hình “Farm to Fork” bao gồm cả sản xuất. Do đó vấn đề về nông sản cũng cũng là vấn đề cần lưu tâm. Việc “sạch từ nông trại” góp phần chứng minh nguồn gốc xuất xứ an toàn. Việc này giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra quy trình, nguồn gốc thực phẩm. Đây còn là cơ sở để tạo được lòng tin ban đầu của người tiêu dùng.

Tại cụm nông trại này, nhà đầu tư phải xin cấp các loại giấy phép/giấy chứng nhận như sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/ giấy phép đăng ký hộ kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư;
  • Chứng nhận ISO (nếu có); Nếu chưa có chứng nhận này thì doanh nghiệp phải xin cấp giấy phép này: quy trình sản xuất; kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
  • Giấy xác nhận công bố hoặc Bản tự công bố sản phẩm;
  • Giấy kiểm dịch (đối với những mặt hàng bắt buộc qua kiểm dịch của trung tâm Y tế dự phòng);
  • Phiếu kiểm nghiệm lý hoá, vi sinh vật;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm;
  • Sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc;
  • Giấy chứng nhận mã số mã vạch, danh sách mã GTIN của sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.

Khách hàng cần lưu ý về hiệu lực và giá trị của các giấy phép trên. Đó chỉ là pháp lý căn bản để sản phẩm thực phẩm có thể đưa ra thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể tham khảo các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng tin tưởng cao. Có thể kể đến như: VIETGAP, GLOBALGAP, HACCP… Các mô hình vừa nêu là các mô hình tiêu chuẩn chuẩn. Được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu và đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra chất lượng sản phẩm. 

Về cụm kinh doanh

Cụm này đề cập tới quá trình kinh doanh thực phẩm đưa đến tay người tiêu dùng. Sau khi lập kế hoạch và xây dựng mô hình nông trại. Doanh nghiệp cũng đã có đủ giấp tờ như đã nêu ở cụm trang trại. Tiếp đến, việc kinh doanh cũng vô cùng quan trọng. 

Trong trường hợp doanh nghiệp đã thuận lợi tìm được mặt bằng và thiết kế trang trí cho cơ sở kinh doanh. Hẳn nhiều doanh nghiệp cũng đã rất mong chờ khai trương và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cũng đã lên chi tiết hàng hóa, trang thiết bị cho cơ sở kinh doanh. Đồng thời cũng đã hoàn thành bài toán nhân sự. Giai đoạn đưa cơ sở kinh doanh vào hoạt động nhưng nhiều doanh nghiệp lại quên mất những vấn đề vô cùng quan trọng. Đó là việc chuẩn bị “thủ tục pháp lý”. Vậy thủ tục pháp lý ở cụm kinh doanh cần gì?

Ở cụm này doanh nghiệp kinh doanh mô hình “Farm to Fork” cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Nhượng quyền thương mại; …

Thực tiễn hiện nay

Hiện nay, để thực hiện kinh doanh mô hình này, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn về pháp lý. Từ ngay quy trình và thủ tục xin chấp thuận chủ trương giao đất, cho thuê đất nông nghiệp để xây dựng trang trại đến cả quá trình kinh doanh. Ngoài ra quy trình xin các loại “giấy phép con” như trên cũng phát sinh nhiều rắc rối. 

Xây dựng một chiến lược kinh doanh đã vô cùng phức tạp. Nay vấn đề mô hình “Fram to Fork” lại gặp nhiều thách thức hơn. Không những phải cân đối doanh thu phù hợp, mà doanh nghiệp còn phải chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm. Xây dựng kế hoạch mô hình hợp lý còn phải chú trọng đến vấn đề pháp lý. Đã có không ít những doanh nghiệp, cá nhân bị phạt hành chính vì thiếu các thủ tục hành chính. Do đó, doanh nghiệp nếu không muốn bị “mất tiền oan” vì vi phạm phải hết sức chú ý.

Kết luận

Trong thực tiễn kinh doanh thì ngoài việc hiển nhiên là “sống và làm theo đúng pháp luật”. Doanh nghiệp còn phải biết khôn khéo. Vì thế, ngoài am hiểu kinh doanh, việc trang bị kiến thức pháp luật cũng rất quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp tránh các phiền phức khi gặp phải sự “hỏi thăm” của cơ quan chức năng.

Nhìn lại vấn đề, đừng hiểu nhầm đây là cách mà cơ quan chức năng muốn làm khó “dân buôn bán”. Xử phạt chỉ là một hình thức ngăn chặn các hậu quả không đáng có. Các giấy tờ không phải là “bảo hiểm” để doanh nghiệp đối phó với nhà nước. Nếu người kinh doanh thực sự có tâm với sản phẩm và khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tự động bổ sung các thủ tục còn thiếu. Việc đảm bảo đủ giấy tờ kết hợp tự kiểm tra định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Mô hình “Farm to Fork” – Các vấn đề pháp lý cần biết! Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác. 

  • 1

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340