Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Những điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp 2020 cần lưu ý gì

Luật doanh nghiệp 2020 đã được thông qua vào ngày 17/06/2020 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Dưới đây là những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020:

Nội dung

Điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 về thành lập doanh nghiệp

Dấu của doanh nghiệp (Điều 43)

Hiện nay nhà nước cho rằng nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào việc làm dấu sử dụng con dấu của doanh nghiệp. Do đó Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp,….”. Toàn bộ những vấn đề về con dấu của doanh nghiệp đều sẽ do chính doanh nghiệp tự quyết định. Doanh nghiệp có thể làm dấu thông thường hoặc dấu dưới hình thức chữ ký điện tử (dấu số).

Đăng ký doanh nghiệp (Điều 26)

  • Từ ngày 01/01/2021 triển khai hệ thống đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn qua mạng thông tin điện tử.
  • Doanh nghiệp triển khai đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính.
  • Đăng ký doanh nghiệp thông thường.

Hiện nay những điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp 2020 có các quy định thêm nhiều hình thức đăng ký doanh nghiệp. Nhằm thuận tiện hơn cho nhà nước kiểm soát quản lý doanh nghiệp. Rút ngắn lại thời gian làm thủ tục cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan nhà nước.

điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp

Góp vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp (Điều 47, Điều 75)

Thời hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp đã được thay đổi. Bắt buộc phải góp đủ trong vòng 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bất kể là góp bằng tiền mặt hay là tài sản.

Tuy nhiên đối với những trường hợp góp vốn bằng các tài sản nhập khẩu, góp vốn bằng tài sản cần chuyển giao quyền sở hữu hay các thủ tục khác cần thiết thì thời hạn 90 ngày là không đủ để đáp ứng. Do đó đã xuất hiện thêm những trường hợp đặc biệt được loại trừ. Đối với những trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản, thì những thủ tục liên quan đến vận chuyển, nhập khẩu tài sản hay thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản thì sẽ không tính vào thời hạn 90 ngày, trong thời hạn góp vốn.

Chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp (Khoản 2, Điều 17)

Kể từ ngày 01/01/2021, Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực. Các đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Công nhân công an thuộc đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; và tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự. Sẽ không có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi cho doanh nghiệp khi mới được thành lập.

Quy định loại trừ trường hợp giải thể doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Khoản 1, Điều 207)

Theo quy định trước đây, doanh nghiệp sẽ buộc phải bị giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2020 đã sửa đổi. Bổ sung thêm trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng không bắt buộc phải giải thể. Đó là khi rơi vào trường hợp được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 207. Khi các doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Quy định ra nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế.

Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp (Điều 18)

Luật cho phép được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký trước đó. Các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với hợp đồng đã ký kết trước đó. Điểm thay đổi ở đây là khi thực hiện việc chuyển giao quyền ký trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Là chuyển đổi từ “cá nhân” sang chủ thể là “doanh nghiệp”. Nhằm ràng buộc về nghĩa vụ vốn có đó là của “doanh nghiệp”.

Điểm mới nổi bật về Quản trị công ty của Luật Doanh Nghiệp

Mức độ quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang rất yếu kém hơn các quốc gia khác. Sự quản trị yếu kém tượng trưng cho xác xuất nhà đầu tư bị mất vốn, mất tiền trong công ty khi đầu tư tại Việt Nam là rất cao. Do đó mức độ rủi ro sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ quản trị.

điểm mới về quản trị công ty

Dựa vào bảng điểm trung bình các quốc gia qua các năm từ năm 2012 đến năm 2017 để nhận xét. Thang điểm tối đa là 120 điểm. Mức độ rủi ro được xác định dựa trên thang điểm tối đa loại trừ đi điểm số quản trị đang có. Hiện nay mức độ rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam ta là rất cao.Đây là điều rất đáng lo ngại cho doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó những điểm mới nổi bật nhất của Luật doanh nghiệp 2020. Chủ yếu là tăng cường quản trị và bảo vệ cổ đông thiểu số.

Trách nhiệm của nhóm người quản lý

Người đại diện theo pháp luật (Điều 12)

Quy định cụ thể trường hợp công ty có từ hai người đại điện theo pháp luật và Điều lệ không phân công rõ về quyền và nghĩa vụ từng người. Thì mỗi người đều sẽ là đại diện đủ thẩm quyền trước bên thứ 3. Điều này được đặt ra nhằm làm giảm thiểu rủi ro cho bên thứ 3 khi ký kết hợp đồng.

Đồng thời nếu có vấn đề xảy ra. Thì tất cả người đại diện theo pháp luật đều sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Bởi những người đại diện đều có quyền hành như nhau .Do đó trách nhiệm phát sinh sẽ là trách nhiệm liên đới.

Ngoài ra đối trong một số công ty thì phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh sau:

  • Đối với công ty TNHH: phải là Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty. (khoản 3, Điều 54 và khoản 3, Điều 79)
  • Đối với công ty cổ phần: phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc và Tổng giám đốc. (khoản 2, Điều 137)

Quy định này được đặt ra bởi các vấn đề đã từng phát sinh trên thực tế. Nếu không quy định cụ thể thì công ty có thể đưa người không phù hợp để làm người đại diện.

>> Xem thêm: Những quy định chung về người đại diện theo pháp luật của công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 54)

Đối với công ty TNHH không phải là doanh nghiệp nhà nước. Thì bãi bỏ yêu cầu bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát. Từ 01/01/2021 trở đi ban kiểm soát có trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay không là phụ thuộc vào quyết định của công ty.

Tuy nhiên đối với công ty TNHH là doanh nghiệp nhà nước thì vẫn bắt buộc phải có mô hình kiểm soát.

Đồng thời cũng bổ sung thêm quy định rõ ràng về công ty TNHH được phát hành trái phiếu. (khoản 4,Điều 46)

Ủy ban kiểm toán (Điều 161)

Quy định về Ủy ban kiểm toán được bổ sung thêm. Nhằm mục đích thúc đẩy các công ty cổ phần sử dụng mô hình quản trị phổ biến.

điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp

Trong mô hình mới có hai yêu cầu bắt buộc:

Thứ nhất, phải có ít nhất 1/5 thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên hội đồng quản trị độc lập. Đối với công ty niêm yết. Thì tối thiểu phải là 1/3 thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập.

Thứ hai, phải thành lập ban kiểm toán nội bộ trong Hội đồng quản trị theo Luật doanh nghiệp 2014. Đến Luật doanh nghiệp 2020 thì đã đổi tên thành “Ủy ban kiểm toán”. Đồng thời bổ sung cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu hoạt động của “Ủy ban kiểm toán”. Mang tính chất hướng dẫn cho doanh nghiệp khi thành lập Ban kiểm toán.

Thư ký công ty (Điều 156)

Thư ký công ty là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản trị. Có chức năng, địa vị pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Do đó Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định lại về “thư ký công ty”. “Thư ký công ty” sẽ do Hội đồng quản trị thành lập. Đây là một bộ phận riêng trong cơ cấu tổ chức quản trị. Có địa vị pháp lý rõ ràng về quyền hạn, nhiệm vụ riêng.

Điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 đáng chú ý là về Quyền của cổ đông

Mở rộng quyền, phạm vi của cổ đông, nhóm cổ đông “lớn” (Điều 115)

Tiêu chí xác định cổ đông, nhóm cổ đông theo Luật doanh nghiệp 2014 là quá cao. Đã không còn hợp lý ở các điểm:

Thứ nhất cổ đông, nhóm cổ đông này phải sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên. Bởi lẽ giá trị thực tế của mỗi cổ phần ở mỗi công ty là khác nhau. Có khi là phải bỏ ra con số rất lớn cũng chỉ đủ mua 1% cổ phần ở công ty đó. Điều đó dẫn đến quyền lợi và lợi ích họ lại không tỷ lệ với giá trị mà họ đã bỏ ra. Do đó Luật đã giảm bớt yêu cầu. Điều kiện để cổ đông thực hiện các quyền quan trọng như: đề cử, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông,…; giảm yêu cầu về tỷ lệ sở hữu cổ phần: từ 10% còn 5%.

Thứ hai cổ đông, nhóm đông đó phải sở hữu liên tục số cổ phần nói trên. Phải tối thiểu là 6 tháng. Điều này dẫn đến có nhiều nhà đầu tư đầu tư vốn lớn vào doanh nghiệp và họ muốn ngay lập tức cơ cấu lại quản trị để nâng cấp lại quản trị của công ty. Tuy nhiên áp dụng theo luật thì đến tận 6 tháng sau họ mới có được thẩm quyền đó. Vì thế điều kiện này đã được bãi bỏ trong luật mới.

Bổ sung thêm quyền cho Đại hội đồng cổ đông (Điều 138)

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định “tổng mức” thù lao và chi phí hoạt động Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị.

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định danh sách các công ty kiểm toán độc lập bên ngoài mà công ty được thuê. Đồng thời Đại hội đồng cổ đông cũng có quyền bãi nhiệm kiểm toán viên độc lập. Nếu nghi ngờ về tính độc lập và cũng có thể bổ nhiệm kiểm toán viên khác. Để đảm bảo hai quyền theo thông lệ quốc tế mà Đại hội đồng cổ đông có được.

Quyền của Đại hội đồng cổ đông đã được bổ sung cụ thể thêm về một số vấn đề.

Quyền ưu tiên mua cổ phần (Điều 125)

Trong phương thức tăng vốn đối với hình thức chào bán riêng lẻ (đối với công ty cổ phần không phải đại chúng). Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể. Muốn chào bán riêng lẻ thì các cổ đông sẽ đương nhiên được quyền ưu tiên mua cổ phần hết với số cổ phần được chào bán thêm. Tương ứng theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có. Các quyết định của công ty không thể thay đổi được quyền đó. Trừ khi tự chính các cổ đông từ bỏ quyền đó của mình. Nếu các cổ đông không mua. Thì họ có quyền chuyển nhượng quyền mua của mình cho bên thứ 3. Điều đó phát sinh nhằm đảm bảo tối đa quyền của cổ đông trong công ty.

quyền ưu tiên mua cổ phần

Quyền quyết định về vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông (Điều 148)

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014. Thì cổ đông phổ thông sẽ là cổ đông có quyền quyết định tất cả mọi vấn đề. Dẫn đến vấn đề những cổ đông khác mua những loại cổ phần ưu đãi khác như cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại. Mặc dù có cổ phần ưu đãi về cổ tức và hoàn lại. Tuy nhiên sự ưu đãi này sẽ được hưởng như thế nào thì cũng đều do cổ đông có cổ phần phổ thông quyết định. Các cổ đông khác không hề được quyền can thiệp vào. Điều đó dẫn đến những nhà đầu tư mua cổ phần ưu đãi là có rủi ro rất cao.

Để giảm thiểu rủi ro cho các cổ đông cổ tức. Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định thêm: khi có những thay đổi bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông có liên quan nào thì:

  • Mời họp Đại hội đồng cổ đông :là phải mời họp cả những cổ đông ưu đãi đến. Đồng thời phải lấy ý kiến bằng văn bản: trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông.
  • Và phải có từ 75% số phiếu biểu quyết của cổ đông ưu đãi cùng loại trở lên dự họp (triệu tập họp); hoặc tổng số cổ đông ưu đãi cùng loại (lấy ý kiến).

Họp đại hội dồng cổ đông (Điều 139, Điều 143 và Điều 154)

Trước đây thủ tục gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên là cần phải xin phép cơ quan đăng ký kinh doanh. Thủ tục này rất là không cần thiết. Do đó Luật doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này và trao quyền gia hạn này cho Hội đồng quản trị quyết định.

Đồng thời, thời hạn gửi giấy mời họp cũng đã được gia thành hạn thành 21 ngày theo thông lệ quốc tế hiện nay.

Ngoài ra cũng xác định rõ về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị độc lập là không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Giám đốc/Tổng giám đốc

Nâng cấp thêm về việc tách bạch chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đây là áp dụng cho cả công ty đại chúng lẫn doanh nghiệp nhà nước.

Cổ đông kiện người quản lý (Điều 72)

Chế định cổ đông khởi kiện người quản lý được đặt ra. Khi rơi vào trường hợp xấu nhất cổ đông vì muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bị chiếm đoạt. Khi đó cổ đông sẽ được trao quyền “khởi kiện trách nhiệm của cổ đông”. Bởi Luật doanh nghiệp 2020 đã đi theo nguyên tắc mới rằng người quản lý phải làm đúng quy trình, đúng nhiệm vụ nhưng phải làm một cách trung thực, trung thành và cẩn trọng thì mới đúng nguyên tắc.

Ngoài ra khi cổ đông đi khởi kiện người quản lý. Cổ đông sẽ rất bất lợi khi gặp khó khăn về mặt tiếp cận thông tin. Do đó Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định thêm. Cổ đông (người đi kiện) có quyền yêu cầu Tòa án yêu cầu người quản lí (người bị kiện) cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình tố tụng.

Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh (Điều 185)

Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Ngay khi thành viên đó có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi; hoặc khi họ phải chấp hành hình phạt tù; hoặc bị Tòa án cấm hành nghề công việc nhất định. Luật mới đã bổ sung thêm hai trường hợp này. Nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho các thành viên khác trong công ty hợp danh.

Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 53)

Thay đổi về chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho những thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chuyển đổi từ “người giám hộ” thành “người đại diện”. Việc thay đổi này chỉ là đưa về đúng bản chất của người đại diện.

Bỏ quy định về “báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp” 

Kể từ ngày 01/01/2021. Nếu có sự thay đổi về thông tin trong giấy tờ pháp lý của cá nhân (thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên). Thì doanh nghiệp không cần thiết phải làm báo cáo với Cơ quan đăng ký kinh nơi doanh nghiệp đăng ký. Nhận thấy đây là điều không cần thiết.

Bổ sung thêm về nghĩa vụ của các cổ đông (Điểu 119)

Cổ đông trong công ty cổ phần. Bắt buộc phải bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định trong Điều lệ công ty. Đồng thời các thông tin đó chỉ được sử dụng để thực hiện vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính các cổ đông. Quy định đặt ra nhằm đảm bảo cần bằng quyền lợi của từng cổ đông và cả công ty.

Điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020 về Tổ chức lại doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân (Điều 205)

điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp

Trước đây doanh nghiệp tư nhân chỉ được phép chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Chứ không cho phép chuyển đổi thành công ty cổ phần hay công ty hợp danh. Do đó hiện nay luật đã thay đổi để tiện cho các doanh nghiệp. Đã cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi sang công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Doanh nghiệp nhà nước (Điều 88)

Đặt ra thêm quy định để xác định rõ về doanh nghiệp nhà nước. Gồm hai tiêu chí: tiêu chí về sở hữu vốn; và tiêu chí phải là công ty mẹ (nếu như hoạt động trong mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty). Phải đáp ứng đủ hai tiêu chí này. Thì doanh nghiệp đó mới được xác định là doanh nghiệp nhà nước.

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Điều 114)

Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là loại chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa trên tài sản cơ sở là cổ phần phổ thông. Do đó khi sở hữu chứng chỉ lưu ký này sẽ được hưởng lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ phô cơ sở, đồng thời ứng với chính tên gọi “chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết” nên loại chứng chỉ này sẽ không có quyền biểu quyết.

Đây là một sản phẩm đang được tiến hành, dự kiến công ty chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết sẽ do Sở kế hoạch và đầu tư thành lập, công ty này có nhiệm vụ chuyên kinh doanh chứng chỉ này.

Rút ngắn thời hạn báo trước khi tạm ngừng kinh doanh (Điều 206)

Luật doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời hạn thông báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Từ 15 ngày đến chỉ còn 3 ngày làm việc. Việc sửa đổi này đã rút gọn hơn gấp 5 lần so với quy định cũ. Tạo thuận lợi thêm các doanh nghiệp, khi thực hiện các thủ tục sau khi ngừng kinh doanh.

Trên đây là những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp 2020. PhamDoLaw luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp pháp lý cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm đó, chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết về doanh nghiệp.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340