Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

7 Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm – Thủ tục chi tiết

Thị trường kinh doanh bảo hiểm hiện nay rất sôi động. Từ đó, nhu cầu thành lập công ty bảo hiểm rất cao. Thủ tục này tiến hành như thế nào? Tất cả sẽ được tư vấn dưới bài viết sau đây. 

Cơ sở Pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2020
  • Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Điều kiện thành lập và hoạt động của công ty bảo hiểm

Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn

1. Không thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 18 NĐ 73/2016/NĐ-CP:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

2. Góp vốn bằng tiền mặt;

3. Không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác;

4. Đối với tổ chức góp vốn, vốn góp trên 10% vốn điều lệ phải:

Kinh doanh phải có lãi 03 năm liền kề trước khi xin giấy phép.

5. Đối với tổ chức góp vốn kinh doanh ngành nghề có vốn pháp định thì:

Đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ vốn pháp định bằng số vốn dự kiến góp.

6. Đối với tổ chức góp vốn là:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Ngân hàng thương mại;
  • Công ty tài chính;
  • Công ty chứng khoán.

Thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đảm bảo, duy trì an toàn tài chính;
  • Được cơ quan có thẩm quyền cho phép tham gia góp vốn.

Điều kiện về vốn 

Nghị định 151/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hiện, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đảm bảo vốn pháp định như sau:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

  1. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại  b, c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng;
  2. Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng ;
  3. Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại a, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

  1. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng;
  2. Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại a và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng;
  3. cKinh doanh bảo hiểm theo quy định tại a, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng.

4. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

  1. Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng;
  2. Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng;
  3. Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng.

Điều kiện về nhân sự

Người quản lý, điều hành doanh nghiệp bảo hiểm phải:

  • Có năng lực quản lý;
  • Có chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm.

Điều kiện loại hình của công ty bảo hiểm

Các loại hình của công ty bảo hiểm hiện nay là:

  1. Công ty cổ phần bảo hiểm;
  2. Công ty TNHH bảo hiểm;
  3. Hợp tác xã bảo hiểm;
  4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập dưới hình thức công ty TNHH

1. Đối với tổ chức nước ngoài:

  • Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài;
  • Được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
  • Hoặc là công ty con của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, chuyên đầu tư nước ngoài;
  • Được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền góp vốn tại Việt Nam;
  • Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm;
  • Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ; vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ xin giấy phép;
  • Không vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo hiểm tại nước đóng trụ sở chính. Thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ xin giấy phép.

2. Đối với tổ chức Việt Nam

Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam; vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn dưới hình thức công ty cổ phần

1. Có 02 cổ đông là tổ chức, đáp ứng điều kiện tại quy định thành lập công ty TNHH bảo hiểm.

2. 02 cổ đông trên sở hữu tối thiểu trên 20% số cổ phần.

Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh nước ngoài

  1. Đáp ứng điều kiện tại quy định thành lập công ty TNHH bảo hiểm; đối với tổ chức nước ngoài.
  2. Giữa Việt Nam và quốc gia đặt trụ sở chính có ký kết điều ước quốc tế thương mại.
    • Trong đó thỏa thuận cho phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
  3. Có Biên bản thỏa thuận hợp tác về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài.
  4. Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
  5. Nguồn vốn hợp pháp. Không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.
  6. Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép.

Không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Thẩm quyền giải quyết hồ sơ

Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ.

Trình tự thành lập công ty bảo hiểm

  • Bước 1: Tổ chức chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước.
  • Bước 2:
    • Hồ sơ chưa hợp lệ, yêu cầu bổ sung.
    • Thời hạn: trong vòng 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
    • Hồ sơ hợp lệ, cấp giấy phép thành lập cho tổ chức.
    • Thời hạn: trong vòng 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 3: Trường hợp từ chối cấp giấy phép. Bộ Tài chính ra văn bản, nêu lý do từ chối.

Cách thức nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp đến Bộ Tài chính.

Phí và lệ phí

Lệ phí cấp giấy phép cho công ty bảo hiểm:

  1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: 70 triệu đồng.
  2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: 140 triệu đồng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập công ty bảo hiểm

Hồ sơ thành lập công ty TNHH bảo hiểm

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép.

2. Dự thảo Điều lệ công ty

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép.

4. Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện.

5. Danh sách thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

b) Điều lệ công ty;

c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thì cung cấp cả báo cáo tài chính của công ty con đó;

e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam).

6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.

7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

8. Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).

9. Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:

a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, kèm theo danh sách các thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;

b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

10. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức nước ngoài góp vốn đóng trụ sở chính xác nhận:

a) Tổ chức nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bng chứng xác nhận việc này;

b) Tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;

c) Tổ chức nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

12. Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

13. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt thành viên góp vốn để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bảo hiểm

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phi, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bn sao các văn bng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đng quản trị, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với cá nhân:

– Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;

– Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

b) Đối với tổ chức:

– Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; đối với tổ chức nước ngoài thì bản sao phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Điều lệ công ty;

– Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;

– Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành triển khai.

7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

8. Biên bản họp của các cổ đông về việc:

a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập;

b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

9. Biên bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.

10. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

11. Trường hợp tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động tại Việt Nam;

c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

12. Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

Trước khi chính thức hoạt động, công ty bảo hiểm cần đáp ứng điều kiện gì?

1. Phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu về doanh nghiệp.

Thời hạn thực hiện: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép.

2. Sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ. Mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.

Thời hạn thực hiện: trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép.

3. Thực hiện các hoạt động tại khoản 3 Điều 16 NĐ73/2016/NĐ-CP:

a) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);

b) Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật;

c) Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

d) Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, phê chun, đăng ký sản phẩm bảo him (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;

đ) Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).

Thời hạn thực hiện: trong vòng 12 tháng, kể từ ngày cấp giấy phép.

giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có được chuyển đổi loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hay không? Trên thực tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm này thì làm thế nào?

Bảo hiểm nhân thọ hay phi nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm. Không phải là loại hình kinh doanh.

Hiện nay, pháp luật không quy định việc được chuyển đổi từ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sang phi nhân thọ.

Khoản 2 Điều 37 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

Như vậy, doanh nghiệp không thể kinh doanh bảo hiểm nhân tọ và phi nhân thọ cùng lúc.

Sau khi tiến hành mua bán và sáp nhập, giấy phép của công ty bảo hiểm bị sáp nhập có bị thu hồi lại không?

Giấy phép sẽ bị thu hồi nếu công ty bảo hiểm tiến hành mua bán và sáp nhập.

Điểm d khoản 1 Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định:

Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động

d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

Như vậy, sáp nhập công ty bảo hiểm sẽ bị thu hồi giấy phép.

Sau khi thành lập, công ty bảo hiểm có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên nghiệp vụ?

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên.

Điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định:

c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu phần trăm vốn góp, cổ phần tại công ty bảo hiểm?

Điểm a, b, d khoản 10 Điều 17 NĐ 31/2021/NĐ-CP quy định:

a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

 d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Như vậy, tỷ lệ sở hữu tối đa vốn, cổ phần ở công ty bảo hiểm phụ thuộc vào Điều ước quốc tế.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  • Nhu cầu của tổ chức về thành lập doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Các giấy tờ pháp lý của người đại diện;

Phạm vi công việc

  • Tư vấn pháp luật kinh doanh bảo hiểm;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm;
  • Các công việc sau khi được cấp giấy phép;
  • Bàn giao giấy phép đúng thỏa thuận với Khách hàng.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty bảo hiểm – Cần lưu ý điều kiện gì? Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340