Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Hình thức liên doanh là hình thức giúp các nhà đầu tư Việt Nam có thể giao lưu và học hỏi được từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Việt Nam luôn khuyến khích thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Đặc thù có một số ngành bắt buộc phải có 1 bên liên doanh là Việt Nam tham gia để bảo vệ và phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong bài viết này, Pham Do Law chỉ chia sẻ về thủ tục và điều kiện để tham gia liên doanh.
Nội dung
Tỷ lệ sở hữu vốn góp của phía nước ngoài là bao nhiêu thì mới gọi là liên doanh?
Liên doanh là hình thức 1 hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia góp vốn với một hay nhiều nhà đầu tư Việt Nam để thành lập nên công ty. Do đó, phía nước ngoài có tỷ lệ % phần vốn góp bao nhiêu đi chăng nữa (có thể là dưới 1%) thì cũng gọi là công ty liên doanh có vốn nước ngoài.
Tỷ lệ góp vốn tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc và từng ngành nghề, có những ngành không giới hạn tỷ lệ góp vốn (như kinh doanh nhà hàng, dịch vụ tư vấn, bán buôn, bán lẻ…), nhưng cũng có những ngành sẽ bị khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (chẳng hạn ngành dịch vụ vận tải đường bộ thì tỷ lệ góp vốn nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51%).
Khi nào nên thành lập công ty liên doanh với nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam khi cảm thấy cần sự hợp tác (Ví dụ: một bên góp tiền, một bên góp tài sản trong trường hợp dự án không được phép giao đất; Hoặc cả hai bên đều góp tiền nhưng phía nước ngoài có chiến lược kinh doanh và phía Việt Nam có sự am hiểu về thị trường…)
Tuy nhiên, cũng có những ngành nghề mà luật quy định bắt buộc phải liên doanh với phía Việt Nam: Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ lữ hành quốc tế… Và lúc này nhà đầu tư nước ngoài buộc phải tìm kiếm đối tác Việt Nam. Đối tác đó có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp tùy thuộc vào quy định của Cam kết WTO hoặc các Hiệp định mà Chính phù của các bên đã tham gia ký kết.
Điều kiện đầu tư
1/ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Đối với lĩnh vực sản xuất: Yêu cầu công ty liên doanh phải lập dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy hoạch cho phép sản xuất mặt hàng mà nhà đầu tư dự định kinh doanh. Danh sách các khu công nghiệp xem tại đây.
Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ: Khác với việc thành lập công ty vốn nước ngoài khác, tỷ lệ góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh cũng cần tuân thủ theo quy định tại Biểu cam kết WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.
Đối với ngành nghề có điều kiện yêu cầu sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xong thì cần phải xin các giấy đủ điều kiện kinh doanh khác. Do đó nhà đầu tư cũng cần xem điều kiện để xin các giấy phép này. Ví dụ: Thành lập trung tâm ngoại ngữ thì cần phải xin giấy phép thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ, yêu cầu về cơ sở vật chất, vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng khác biệt với doanh nghiệp trong nước. Nên nhà đầu tư cần liên hệ luật sư tư vấn trước vấn đề này trước khi quyết định thành lập công ty liên doanh với nước ngoài.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư các ngành nghề chưa cam kết tiếp cận thị trường hoặc muốn sở hữu tỷ lệ vốn góp cao hơn theo quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong WTO và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành xin chấp thuận từ cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề đó.
2/ Điều kiện về Quốc tịch của nhà đầu tư
Quốc tịch của nhà đầu tư phải thuộc thành viên của WTO hoặc thành viên của các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trường hợp không thuộc quy định trên thì phải được cơ quan cấp Bộ phụ trách quản lý ngành nghề kinh doanh dự kiến chấp thuận cho phép đầu tư.
3/ Điều kiện về Vốn đầu tư
Việt Nam không có yêu cầu vốn tối thiểu hay vốn tối đa, nhưng phải hợp lý và đảm bảo cho việc kinh doanh là có lợi nhuận. Do đó, các nhà đầu tư có thể đăng ký với số vốn nhỏ khoảng 200 triệu đến 1 tỷ cho những ngành đơn giản như: Tư vấn, phần mềm máy tính… Đối với các ngành đặc thù hơn thì phải có ngân sách lớn hơn.
Luật cũng yêu cầu cá nhà đầu tư phải chứng minh được mình có đủ năng lực tài chính để góp vốn sau khi được cấp phép. Ví dụ: Đối với cá nhân thì có thể đưa ra giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng với số tiền bằng hoặc lớn hơn số vốn đầu tư đã đăng ký; hoặc giấy tờ chứng minh có người bảo lãnh để góp đủ số vốn như đã đăng ký.
Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện qua 1 tài khoản ngân hàng tên tài khoản đầu tư. Tức sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần đến 1 ngân hàng ở Việt nam để mở tài khoản và thực hiện việc góp vốn theo đúng thời hạn đã quy định trên giấy phép.
4/ Điều kiện về quy hoạch địa điểm thực hiện dự án
Tùy vào ngành nghề khác nhau và tùy vào từng quy hoạch của các địa phương mà cơ quan cấp phép có đồng ý cho nhà đầu tư thực hiện dự án tại địa điểm đã đăng ký hay không. Thông thường, đối với các ngành nghề sản xuất thì sẽ được quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đảm bảo đủ điều kiện về môi trường và PCCC. Nếu muốn đặt xưởng sản xuất ở ngoài khu công nghiệp thì Nhà đầu tư cần phải kiểm tra quy hoạch thật thật trọng và chính quy để đám bảo sau khi ký hợp đồng thuê hoặc đặt cọc tiền thuê địa điểm thì chắc chắn sẽ được cấp giấy phép. Đừng mắc sai lầm để rồi khi nộp hồ sơ thì lại bị từ chối.
Đối với ngành dịch vụ thì sẽ có một số ngành cần phải chú ý quy hoạch: Trung tâm giáo dục, Trung tâm thể dục thể thao, Dịch vụ ăn uống, khách sạn…
Nhà đầu tư nên thuê luật sư hoặc chuyên gia tư vấn trước cho bạn về pháp lý địa điểm kinh doanh trước khi ký bất kỳ hợp đồng hay thỏa thuận nào với chủ nhà. Vì dù cho bạn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố quy hoạch của nhà nước thì bạn cũng sẽ gặp rắc rối với các vấn đề của chủ nhà như PCCC, thuế thu nhập cá nhân do cho thuê nhà…
5/ Điều kiện về máy móc và công nghệ
Trong quan hệ liên doanh và đặc biệt là đối với ngành sản xuất thì việc xem xét các điều kiện về máy móc, công nghệ là cần thiết. Bởi: Thứ nhất, máy móc quá lạc hậu sẽ không đảm bảo công suất, khó đạt doanh thu và đóng thuế kỳ vọng cho nhà nước, việc sử dụng các nhân công điều kiển các máy móc công nghệ lạc hậu không khiến cho nhà đầu tư Việt Nam nâng cao kinh nghiệm, đôi lúc còn dễ sảy ra các tai nạn lao động không đáng có. Thứ hai, nếu máy móc và công nghệ lạc hậu thì có thể gây ô nhiễm môi trường nên cơ quan cấp phép thường ưu tiên cho nhà đầu tư có máy móc và công nghệ hiện đại hơn.
Quy trình thực hiện
Cách 1: Đầu tư trực tiếp
Cách thức áp dụng: Cả phía nước ngoài và Việt Nam đều cùng nộp hồ sơ xin thành lập công ty. Ưu điểm là hình thức pháp lý rõ ràng, cả hai cùng đồng thời góp vốn dễ dàng để dự án đi vào hoạt động, thủ tục đúng quy trình pháp luật và an toàn pháp lý. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này chính là thời gian xin cấp phép lâu hơn, trường hợp công ty cần ký hợp đồng ngay với đối tác là không thể. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam buộc phải cung cấp tài liệu chứng minh địa điểm kinh doanh và tài liệu chứng minh năng lực tài chính. Theo kinh nghiệp của Pham Do Law, thì thường các nhà đầu tư cá nhân người nước ngoài cảm thấy 2 tài liệu này khá phiền phức nên họ thích cách 2 hơn. Nhưng các nhà đầu tư lớn là các tập đoàn đa quốc gia thì họ muốn cách thức chính quy và an toàn hơn.
Trình tự thủ tục được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“IRC“)
Đối với các dự án được lập trong khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp thì sẽ xin cấp phép tại Ban quản lý các khu công nghiệp. Còn đối với dự án được lập ngoài khu công nghiệp sẽ do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp phép.
Thời gian xin giấy IRC thông thường là 10 ngày làm việc, tuy nhiên có một số ngành sản xuất hoặc dịch vụ có điều kiện với tính chất phức tạp cần xin chấp thuận chủ trương của UBND cấp tỉnh, hoặc Thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc phải được Quốc hội đồng ý phê duyệt; Hoặc đơn giải đó là các dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện đầu tư thì sẽ cần thời gian dài hơn.
Hình thức nộp hồ sơ là trực tiếp hoặc nộp thông qua bưu điện. Tùy vào từng địa phương sẽ có cách thức tiếp nhận khác nhau.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“ERC”)
Sau khi có giấy IRC thì cần phải tiền xin giấy ERC tại Sở kế hoạch và đầu tư, đây là cách thức khai sinh ra pháp nhân công ty với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế, có như vậy thì dự án mới đủ tư cách pháp nhân để hoạt động. Với hình thức thành lập công ty liên doanh với nước ngoài thì nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.
Thời gian xin cấp giấy phép này khoảng 3 ngày làm việc.
Hình thức nộp hồ sơ là nộp trực truyến qua website này: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Bước 3: Mở tài khoản đầu tư và góp vốn
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông phải thực hiện việc góp vốn.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì luật yêu cầu phải mở tài khoản vốn tài 1 ngân hàng duy nhất ở Việt Nam để thực hiện góp vốn. Tài khoản này cũng giúp nhà đầu tư rút vốn khi giảm vốn hoặc rút lợi nhuận sau thuế khi được công ty chia lợi nhuận.
Hồ sơ cần cung cấp:
Nhà đầu tư cá nhân | Nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức | |
Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư | Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu nhà đầu tư đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu nhà đầu tư ở nước ngoài)
CCCD/CMND: 02 bản sao có chứng thực (nếu là nhà đầu tư Việt Nam) |
– Giấy chứng nhận thành lập (có đầy đủ thông tin: mã số, ngày tháng năm thành lập, nơi cấp, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, địa chỉ): 01 Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng.
Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 02 bản sao có chứng thực (nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam) CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư Việt Nam: 02 bản sao có chứng thực |
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính | Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (với số tiền lớn hơn hoặc bằng số vốn đăng ký góp của từng nhà đầu tư) | Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (với số tiền lớn hơn hoặc bằng số vốn đăng ký góp của từng nhà đầu tư)
HOẶC Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất từng nhà đầu tư (số lợi nhuận và tài sản của nhà đầu tư phải lớn hơn và phù hợp để thực hiện việc góp vốn như đã đăng ký) |
Tài liệu chứng minh địa điểm thực hiện dự án đầu tư | Hợp đồng thuê hoặc thỏa thuận thuê địa điểm kinh doanh (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của chủ nhà (bản sao có chứng thực) CMND của chủ nhà (nếu chủ nhà là có nhân); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu chủ nhà là công ty) |
Hợp đồng thuê hoặc thỏa thuận thuê địa điểm kinh doanh (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của chủ nhà (bản sao có chứng thực) CMND của chủ nhà (nếu chủ nhà là có nhân); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu chủ nhà là công ty) |
Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật | CMND/CCCD: 2 bản sao có chứng thực (nếu là người Việt Nam)
Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) |
CMND/CCCD: 2 bản sao có chứng thực (nếu là người Việt Nam)
Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) |
Cách 2: Đầu tư gián tiếp
Cách thức áp dụng: Phía đối tác Việt Nam sẽ thành lập công ty 100% vốn Việt Nam trước. Sau đó vay tiền của đối tác nước ngoài với số tiền bằng với số vốn mà đối tác nước ngoài dự định góp. Sau đó tiến hành chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Cách thức này đòi hỏi sự am hiểu cao về pháp lý Việt Nam và các giao dịch ngoại hối.
Ưu điểm của cách thức này là nhanh có công ty để ký kết hợp đồng hoặc chớt lấy cơ hội kinh doanh. Các đối tác lớn thường muốn ẩn danh để xâm nhập thị trường trước, sau đó mới lộ diện sau. Đối với các dự án khó xin cấp phép cũng áp dụng cách thức này.
Nhược điểm là đối tác Việt Nam có thể sẽ lật kèo, họ có thể sẽ đưa dự án hoạt động không theo cam kết ban đầu và trái ý kiến của phía nước ngoài mà phía nước ngoài không thể tham dự hoặc kiểm soát được. Rủi ro này sảy ra khi hợp đồng vay và hợp đồng vay chuyển đổi đã ký kết chưa được chặt chẽ và sát thực tế.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“ERC”)
Phía đối tác Việt Nam sẽ tiến hành thành lập công ty với các ngành nghề và số vốn như đã ký thỏa thuận với phía nước ngoài. Thủ tục được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư với hình thức online. Sau 3 ngày làm việc là có kết quả xử lý hồ sơ.
Bước 2: Đăng ký khoản vay dài hạn với ngân hàng nhà nước (nếu có)
Như đã tư vấn ở trên thì cách thức này yêu cầu phía đối tác nước ngoài phải cam kết cho vay một khoản tiền bằng với khoản vốn góp của phía nước ngoài trong công ty liên doanh. Vậy nên sau khi thành lập công ty 100% vốn Việt Nam thì công ty đã thành lập sẽ ký hợp đồng vay với đối tác nước ngoài. Trường hợp hợp đồng vay dưới 1 năm thì không cần đăng ký với ngân hàng nhà nước mà chỉ cần lập hợp đồng vay, mở tài khoản vay ở ngân hàng và nhận khoản vay về. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng khoản vay đúng với hoạt động kinh doanh và đúng với mục đích vay ngắn hạn.
Với các mục đích vay để xây nhà xưởng, mua tài sản có giá trị cao khó có thể trả trong vòng 1 năm thì cần phải ký hợp đồng vay dài hạn và phải đăng ký với ngân hàng nhà nước.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký khoản vay với ngân hàng nhà nước.
Bước 3: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp
Thủ tục này được thực hiện ở Sở kế hoạch và đầu tư nếu là doanh nghiệp được đặt ngoài khu công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì cần phải nộp hồ sơ cho Ban quản lý các khu công nghiệp.
Thời gian thực hiện thủ tục là 15 ngày. Tuy nhiên, đối với các dự án cần xin chấp thuận chủ chương của Quốc hội, Chính Phủ, UBND cấp tình hoặc các dự án chưa đáp ứng điều kiện đầu tư thì cần chờ ý kiến của các Bộ ngành liên quan thì thời gian xử lý sẽ lâu hơn.
Bước 4: Chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì trước khi thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp và cổ phần với cơ quan nhà nước thì cần phải hoàn tất việc chuyển nhượng xong thì mới có thể đăng ký thay đổi được. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp tại ngân hàng để thanh lý hợp đồng vay. Thủ tục này chứng minh nhà đầu tư đã góp vốn theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Thay đổi giấy ERC (nếu có)
Đối với loại hình công ty TNHH thì thông tin về thành viên công ty được thể hiện trên giấy phép nên sau khi chuyển đổi khoản vay thành vốn góp thì phải tiến hành thay đổi giấy ERC. Nhưng đối với công ty cổ phần thì thông tin cổ đông không thể hiện trên giấy phép nên không cần phải tiến hành thay đổi ERC mà chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế của người bán cổ phần và ghi nhận cổ đông mới vào sổ cô đông, đồng thời phát hành giấy chứng nhận cổ phần cho cổ đông mới.
Bước 6: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu cần)
Theo quy định của Luật đầu tư thì hình thức đầu tư gián tiếp không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên có nhiều ngành yêu cầu phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới có thể được hưởng các ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư. Lúc này, nhà đầu tư có thể xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thêm để được hưởng ưu đãi.
Hồ sơ cần cung cấp:
Nhà đầu tư cá nhân | Nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức | |
Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư | Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu nhà đầu tư đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu nhà đầu tư ở nước ngoài)
CCCD/CMND: 02 bản sao có chứng thực (nếu là nhà đầu tư Việt Nam) |
– Giấy chứng nhận thành lập (có đầy đủ thông tin: mã số, ngày tháng năm thành lập, nơi cấp, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, địa chỉ): 01 Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng.
Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 02 bản sao có chứng thực (nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam) CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư Việt Nam: 02 bản sao có chứng thực |
Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật | CMND/CCCD: 2 bản sao có chứng thực (nếu là người Việt Nam)
Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) |
CMND/CCCD: 2 bản sao có chứng thực (nếu là người Việt Nam)
Hộ chiếu: 02 bản sao có chứng thực (nếu đã ở Việt Nam) hoặc 01 bản sao hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng (nếu ở nước ngoài) |
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Câu hỏi 1: Nhà đầu tư Việt Nam có thể góp vốn bằng tiền mặt hay không?
Pham Do Law trả lời: Hiện nay, theo các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài đều phải mở tài khoản đầu tư để góp vốn đầu tư như đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp đầu tư theo cách gián tiếp, thì nhà đầu tư Việt Nam đã hoàn tất việc góp vốn bằng tiền mặt rồi thì sẽ không cần phải mở tài khoản đầu tư và góp vốn qua chuyển khoản ngân hàng nữa.
Câu hỏi 2: Một trong 2 phía của liên doanh có thể góp công sức được không?
Pham Do Law trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận hình thức góp vốn bằng tài sản, tức bằng tiền Việt Nam Đồng, ngoại tệ hoặc tài sản khác được phép theo quy định cứ không thể góp vốn bằng công sức hoặc quyền sở hữu trí tuệ được.
Câu hỏi 3: Tổng vốn do phía Việt Nam và nước ngoài góp là 3 tỷ thì có đủ điều kiện để xin Visa đầu tư không?
Pham Do Law trả lời: Luật không quy định là công ty góp bao nhiêu tiền thì nhà đầu tư nước ngoài mới xin được Visa đầu tư mà luật chỉ quy định nhà đâu tư góp được bao nhiêu tiền thì mới có thể xin được các loại visa tương ứng. Ví dụ:
Visa đầu tư ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Thời hạn visa tối đa là 01 năm (12 tháng). (Loại Visa này hiện tại đã bị hạn chế và rất khó xin, thường khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp trên 3 tỷ để được hưởng các loại visa đầu tư còn lại).
Visa đầu tư ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
Visa đầu tư ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
Visa đầu tư ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; và người đại diện cho công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
Câu hỏi 4: Có thể thuê văn phòng ảo để làm trụ sở công ty được không?
Pham Do Law trả lời: Việc thuê văn phòng phải phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư. Ví dụ: Nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý và quy mô 1-2 nhân sự cũng chính là chủ công ty luôn thì có thể thuê văn phòng ảo làm trụ sở công ty. Nhưng bên cho thuê văn phòng chia sẻ/văn phòng ảo cũng phải đáp ứng đủ điều kiện pháp lý về địa điểm kinh doanh.
Dịch vụ của Pham Do Law
Bằng kinh nghiệm hơn 10 năm của Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài, Pham Do Law đã đưa ra các chính sách dịch vụ tối ưu chi phí và thuận tiện nhất cho khách hàng. Đặc thù là dịch vụ của chúng tôi trọn gói từ A-Z và đảm bảo an toàn pháp lý cho từng giai đoạn. Chúng tôi thường cung cấp cho các khách hàng dịch vụ với đủ các bước sau:
B1: Tư vấn điều kiện đầu tư và lựa chọn phương án đầu tư an toàn, phù hợp nhất. Từ đó sẽ hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ pháp lý theo phương án đã chọn.
B2: Hỗ trợ tìm địa điểm kinh doanh và kiểm tra quy hoạch, pháp lý của địa điểm. Có thể soạn thảo thỏa thuận thuê giữa khách hàng với chủ nhà.
B3: Chúng tôi có thể hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số các giấy tờ và thực hiện việc dịch thuật, công chứng để khách hàng không phải đi lại nhiều.
B4: Đối với các dự án phức tạp, chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo các văn bản, hợp đồng thỏa thuận tiền hợp tác kinh doanh để tránh việc tranh chấp nội bộ giữa các thành viên, cổ đông công ty sau này.
B5: Sau đó chúng tôi đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng để nộp hồ sơ, nhận kết quả, giải trình hoặc các thủ tục khiếu nại nếu không các cơ quan này không thực hiện đúng quy định.
B6: Hỗ trợ khách hàng các tài liệu để mở tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư để thực hiện góp vốn đúng thời hạn.
B7: Tất nhiên, chúng tôi cũng không quên giúp khách hàng khai báo và thực hiện đầy đủ các thủ tục thuế với cơ quan thuế bao gồm: Mua chữ ký số, đăng ký hóa đơn điện tử, đăng ký nộp thuế qua tài khoản ngân hàng, đăng ký các phương pháp khấu hao tài sản, phương pháp tính thuế, bổ nhiệm kế toán…
B8: Xin các giấy phép đủ điều kiện sau khi thành lập công ty;
B9: Xin cấp tài khoản báo cáo đầu tư và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghĩa vụ báo cáo.
B10: Đăng ký khoản vay và hỗ trợ thủ tục chuyển đổi khoản vay thành vốn góp.
B11: Hỗ trợ khách hàng thay đổi giấy phép và các nghĩa vụ thuế liên quan.
Đồng thời, chúng tôi còn tặng khách hàng 3 tháng khai báo thuế đầu tiên, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ thuế trong những ngày đầu chưa có nhân sự phụ trách kế toán.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của PHAM DO LAW về Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.