Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty lữ hành nội địa

Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang dần hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Với ưu điểm về các điều kiện tự nhiên; đa dạng địa hình; truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời. Du lịch quốc nội đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương. Với những chính sách ưu đãi đối với ngành du lịch, ngày càng nhiều công ty lữ hành nội địa được thành lập. Vậy, pháp luật quy định thế nào về thành lập công ty lữ hành nội địa? Điều kiện và thủ tục ra sao? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Điều kiện thành lập công ty lữ hành nội địa

Đầu tiên, trước khi kinh doanh về dịch vụ lữ hành nội địa, trước hết cần phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định chi tiết như sau:

Được thành lập hợp pháp theo quy định Pháp luật

Công ty lữ hành nội địa là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng công ty lữ hành nội địa không bị hạn chế về hình thức doanh nghiệp. Công ty lữ hành nội địa có thể là công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; hoặc công ty Cổ phần.

Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Công ty phải thực hiện việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP, mức ký quỹ đối với công ty lữ hành nội địa là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên, tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP, mức kỹ quý đã được điều chỉnh chỉ còn 20.000.000 đồng.

Điều kiện về bằng cấp của người kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo quy định hiện nay, người phụ trách việc kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có chứng chỉ trung cấp trở lên. Mà chuyên ngành đào tạo phải liên quan đến đến lữ hành. Cụ thể, tại Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL quy định các chuyên ngành sau đây: 

1/ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
2/ Quản trị lữ hành;
3/ Điều hành tour du lịch;
4/ Marketing du lịch;
5/ Du lịch;
6/ Du lịch lữ hành;
7/ Quản lý và kinh doanh du lịch;
8/ Quản trị du lịch MICE;
9/ Đại lý lữ hành;
10/ Hướng dẫn du lịch;

Lưu ý:

Thứ nhất, các ngành; nghề; chuyên ngành được đào tạo phải có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”; “lữ hành”; “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam; hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Thứ hai, trường hợp chứng chỉ đào tạo không thể hiện các ngành; nghề; hoặc chuyên chuyên ngành như trên. người phụ trách kinh doanh bổ sung bảng điểm tốt nghiệp. Hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’

Thứ ba, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành khác (trái ngành). Người phụ trách kinh doanh phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa

Bước 1: Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư

Để thành lập công ty Công ty, trước hết quý khách hàng cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đây là mã ngành nghề kinh doanh công ty lữ hành nội địa:

1/ Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch (Các dịch vụ phục vụ khách du lịch không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường). Mã ngành 7920

2/ Đại lý du lịch. Mã ngành 7911

3/ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa). Mã ngành 5299

4/ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke). Mã ngành 5510

5/ Quảng cáo. Mã ngành 7310

6/ Vận tải hành khách đường bộ khác (Kinh doanh vận tải bằng ô tô; Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô). Mã ngành 4920

7/ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Mã ngành 8230.

Sau khi đã lựa chọn mã ngành nghề, khách hàng tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuỳ theo số vốn điều lệ mà PHAM DO LAW sẽ tư vấn cho quý khách về lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Chi tiết về hồ sơ và quy trình thành lập quý khách vui lòng xem tại: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết

Bước 2: Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, sau khi đã được cấp phép thành lập doanh nghiệp. Công ty lữ hành phải tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh. Nơi doanh nghiệp lữ hành nội địa đặt trụ sở. Pháp luật hiện nay không quy định rõ cơ quan chuyên môn là cơ quan nào. Do đó, người nộp tham khảo tên cơ quan giải quyết tại các Website về Dịch vụ công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nơi mà Công ty lữ hành nội địa đang đặt trụ sở chính.

Thời gian cấp phép

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho Công ty. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan sẽ ra văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Cách thức nộp hồ sơ

Hiện nay, việc nộp hồ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa vẫn chưa có phương thức nộp trực tuyến. Do đó, Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:

Thứ nhất, nộp trực tiếp tại cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh.

Thứ hai, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua bưu điện. Trên hồ sơ phải có đầy đủ tên; địa chỉ; số điện thoại; địa chỉ thư địa tử người gửi và người nhận. Ngoài ra còn phải ghi rõ nội dung trên bì thư: Hồ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Để xin cấp phép hoạt động về lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

1/ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Mẫu đơn số 4 theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL

2/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao)

3/ Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

4/ Bản sao có chứng thực các giấy tờ sau:

– Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, hoặc;

– Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

5) Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Chi tiết đã được nêu tại phần Điều kiện

Một số lưu ý cần biết

Chọn ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao để làm thủ tục ký quỹ

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp lữ hành nội địa phải tiến hành việc ký quỹ bằng đồng Việt Nam.

Việc ký quỹ phải được thực hiện tại ngân hàng thương mại; ngân hàng hợp tác xã; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Công ty lữ hành nội địa được hưởng lãi suất ký quỹ. Giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ có thể thoả thuận về mức lãi suất. Tuy nhiên, việc thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật. Các thoả thuận trên có thể lập thành văn bản dưới hình thức hợp đồng ký quỹ. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Chính vì doanh nghiệp có thể được hưởng, và có thể thoả thuận được về lãi suất ký quỹ. Do đó, theo kinh nghiệm của mình, PHAM DO LAW khuyến kích các doanh nghiệp nên lựa chọn ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao để làm thủ tục ký quỹ.

Doanh nghiệp có được rút khoản tiền đã ký quỹ không?

Doanh nghiệp chỉ được rút khoản tiền đã ký quỹ trong các trường hợp sau đây:

– Thứ nhất, trường hợp khách du lịch bị chết; bị tai nạn; rủi ro; bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú; hoặc điều trị khẩn cấp. Và doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.

Trong trường hợp này doanh nghiệp lữ hành xin giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ có văn bản đồng ý; hoặc từ chối cho Công ty dịch vụ lữ hành được tạm thời rút khoản tiền ký quỹ. Thời gian xem xét và giải quyết là 48 giờ. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung lại khoản tiền đã rút bằng với mức ký quỹ lúc đầu. Thời hạn bổ sung là 30 ngày kể từ ngày giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ.

– Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp bị từ chối cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; hoặc đổi ngân hàng ký quỹ. Nhưng phải có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp phép.

– Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Và có thông báo bằng văn bản của cơ quan thu hồi giấy phép.

Ngoài các trường hợp nêu trên, Doanh nghiệp phải duy trì số tiền ký quỹ trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch gồm hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, PHAM DO LAW chỉ nêu ra tiêu chuẩn của hướng dẫn viên du lịch nội địa; và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Để biết thêm chi tiết về hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Quý khách hàng có thể tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty lữ hành quốc tế.

Tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa

Để được trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa cần đáp ứng các điều kiện gồm:

1/ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa. Để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Thứ nhất, có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

Thứ hai, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Thứ ba, không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

Thứ tư, Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

2/ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch; hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch nội địa.

Tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Để được trở thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm đồng thời phải có các loại giấy tờ sau:

1/ Có thẻ hướng dẫn viên tại điểm. Điều kiện được cấp thẻ hướng dẫn viện du lịch tại điểm gồm:

Thứ nhất, có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

Thứ hai, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Thứ ba, không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

Thứ tư, đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

2/ Có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch

Công ty lữ hành nội địa có thể kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch 

Các hình thức kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch

Công ty lữ hành nội địa có thể kết hợp dịch vụ vận tải khách du lịch theo hai hình thức sau đây:

– Thứ nhất, công ty lữ hành nội địa và công ty vận tải du lịch có thể kết hợp với nhau bằng hợp đồng theo hành trình; tuyến đường phù hợp.

– Thứ hai, công ty lữ hành nội địa đồng thời là kinh doanh vận tải khách du lịch. Hiện nay, pháp luật không cấm sự kết hợp giữa hai loại hình này.

Phương tiện vận tải khách du lịch được cấp biển hiệu vận tải khách du lịch

Khi được cấp biển hiệu này. phương tiện theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch. Địa điểm tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch. Và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan, cơ sở lưu trú, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.

Bước 1. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu

Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

1/ Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch. (Mẫu số 02 Nghị Định 168/2017/NĐ-CP

2/ Bảng kê thông tin trên phương tiện vận tải khách du lịch (Mỗi phương tiện là 1 bản kê)

3/ Các giấy tờ pháp lý về phương tiện du lịch. Đối với xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp lữ hành thì doanh nghiệp cung cấp bản sao hợp đồng thuê phương tiện.

Bước 2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp có thể nộp trực tuyến đến Sở Giao thông Vận tải nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hoặc chi nhánh.

Bước 3. Nhận kết quả

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Giao thông Vận tải tiến hành kiểm tra, thẩm định và cấp biển hiệu vận tải cho phương tiện du lịch. Thời gian cấp là 02 ngày làm việc đối phương tiện xe ô tô; 07 ngày làm việc đối với phương tiện vận tải đường thuỷ. Trường hợp từ chối cấp sẽ được Sở GTVT trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty lữ hành nội địa. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340