Thành lập công ty mỹ phẩm
Dựa vào nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của phụ nữ. Mà ngành mỹ phẩm đã từng bước phát triển vượt bậc trong những năm trở lại đây. Kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà sản xuất, công ty kinh doanh mỹ phẩm. Theo Luật Đầu tư 2020, kinh doanh mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện. Vậỵ để thành lập công ty mỹ phẩm cần đáp ứng tiêu chí nào? Thủ tục và quy trình ra sao? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu về doanh nghiệp này qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Công ty mỹ phẩm gồm những hoạt động nào?
- 2 Điều kiện thành lập công ty Mỹ phẩm
- 3 Quy trình thành lập công ty Mỹ phẩm
- 3.1 Đối với công ty sản xuất mỹ phẩm
- 3.2 Đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu mỹ phẩm
- 3.3 Đối với hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm
- 4 Công bố mỹ phẩm
- 5 Nhãn mỹ phẩm
Công ty mỹ phẩm gồm những hoạt động nào?
Hiện nay, khi nghe nhắc đến công ty mỹ phẩm, người ta thường nghĩ đến các của hàng mỹ phẩm. Ví dụ như: Thế giới Skinfood; Guardian; Watsons… Và hàng loạt các cửa hàng phân phối và bán lẻ mỹ phẩm. Tuy nhiên, hoạt động của công ty mỹ phẩm không chỉ đơn thuần chỉ là bán lẻ mỹ phẩm. Mà còn có có những hoạt động như sau:
Thứ nhất, là hoạt động sản xuất, gia công mỹ phẩm mỹ phẩm.
Thứ hai và cũng là phổ biến nhất là bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm;
Thứ ba là hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm;
Thứ tư là nhập khẩu mỹ phẩm.
Tuỳ vào mỗi ngành nghề mà yêu cầu về điều kiện cũng sẽ có sự khác biệt. Do đó, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập công ty Mỹ phẩm
Đối với hoạt động sản xuất mỹ phẩm
Đối với công ty có hoạt động sản xuất mỹ phẩm. Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 93/2016/NĐ-CP. Ngoài việc doanh nghiệp được thành lập hợp pháp. Thì công ty còn phải giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. (Hoặc Giấy chứng thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm (CGMP)). Và để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Thứ nhất, về nhân sự thì người phụ trách sản xuất tại cơ sở phải có kiến thức chuyên môn. Được đào tạo từ một trong những chuyên ngành như: Hóa học; sinh học; dược học; hoặc các chuyên ngành khác có liện quan.
Thứ hai, về cơ sở vật chất, nơi sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu như:
1/ Nơi sản xuất phải có địa điểm; diện tích; nhà xưởng; trang thiết bị phù hợp với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất;
2/ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói; và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Thứ ba, công ty phải đáp ứng điều kiện về các hệ thống quản lý chất lượng tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP.
Đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ và nhập khẩu mỹ phẩm
Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải có phiếu công bố mỹ phẩm. Việc công bố mỹ phẩm phải được tiến hành theo quy trình; và thủ tục tại Thông tư 32/2019/TT-BYT. Như vậy, nếu doanh nghiệp bán buôn; bán lẻ; và nhập khẩu mỹ phẩm là doanh nghiệp đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường phải thực hiện việc công bố mỹ phẩm. Và người công bố phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm mỹ phầm, mà doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với mỹ phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam. Doanh nghiệp phải có giấy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với mỹ phẩm có xuất xứ từ nước ngoài: Ngoài giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do (CFS). Doanh nghiệp phải đính kèm theo bản ủy quyền phân phối tại Việt Nam của nhà sản xuất.
Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết: Quy định pháp luật về công bố mỹ phẩm chi tiết
Đối với hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm
Hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm nhìn chung tương đối phức tạp. Bởi lẽ việc xuất khẩu mỹ phẩm phải thực hiện tại cơ quan Hải quan. Không chỉ tuân thủ quy định pháp luật hiện hành và các yêu cầu của nước nhập khẩu. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân lưu ý cần đáp ứng được những điều kiện sau:
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm (CFS). Để được cấp CFS, doanh nghiệp phải có giấy công bố mỹ phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
– Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”. Do Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) ban hành phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Về điều kiện cấp CGMP, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
1/ Phải có sơ đồ tổ chức nhân sự tại cơ sở. Và kèm theo quá trình công tác; và kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công của các cán bộ phụ trách các bộ phận.
2/ Sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy sản xuất sản phẩm mỹ phẩm;
3/ Danh mục trang thiết bị hiện có của nhà máy sản xuất mỹ phẩm;
4/ Có đầy đủ biên bản tự thanh tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”;
Ngoài ra, trong từng hoạt động xuất khẩu; doanh nghiệp cũng cần lưu ý về chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.
Quy trình thành lập công ty Mỹ phẩm
Đối với công ty sản xuất mỹ phẩm
Bước 1: Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và Đầu tư
Bước 1.1. Công ty mỹ phẩm cần đáp ứng các điều kiện chung về thành lập doanh nghiệp. Chi tiết được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Đối với công ty sản xuất mỹ phẩm. Mã ngành nghề đăng ký là: 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh. Cụ thể:
– Sản xuất mỹ phẩm, mã ngành: 20231
– Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh, mã ngành: 20232.
Bước 1.2. Khi đã có đầy đủ các tiêu chí tại bước 1. Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ về thành lập doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ sẽ có sự khác nhau.
Bước 1.3. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ nộp sẽ được xem xét và giải quyết bởi Phòng Đăng ký kinh doanh. Thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 1.4. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ. Cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xem xét và cấp phép là 3 ngày làm việc. Tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Chi tiết về cách nộp và hồ sơ cần chuẩn bị. Khách hàng vui lòng tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tại bước 1. Công ty sản xuất mỹ phẩm tiến hành xin một trong hai loại giấy phép sau đây:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Để được cấp giấy phép này, trước hết doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Như đã nêu tại phần điều kiện hoạt động của công ty mỹ phẩm đối với hoạt động sản xuất mỹ phẩm.
Tiếp đó, doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu tại phụ lục của Nghị định 93/2016/NĐ-CP
– Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
– Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Sở Y tế; nơi doanh nghiệp sản xuất đặt trụ sở. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp; nộp qua bưu chính. Trong thời gian 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Lệ phí cấp phép là 6.000.000 đồng/giấy phép. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc hợp lệ, Sở Y tế sẽ ra văn bản yêu cầu bổ sung bằng văn bản.
Trong thời gian 30 ngày kể từ cấp số phiếu tiếp nhận. Sở Y tế, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ tiến hành xem xét; thẩm định và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sản xuất. Sở Y tế sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận; hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục.
Đối với trường hợp yêu cầu khắc phục, thay đổi. Doanh nghiệp phải thực hiện việc báo cáo về tình trạng thay đổi, khắc phục trong thời hạn 06 tháng. Kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi khắc phục. Kể từ ngày nhận được báo cáo nêu trên, Sở Y tế có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản trong thời gian 15 ngày.
Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP)
Để được Cấp GMP, đầu tiên, doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Pháp luật doanh nghiệp. Ngoài ra còn doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc CGMP-ASEAN. Hoặc quy tắc tương đương.
Tiếp đến, doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần thiết và nộp tại Cục quản lý dược; thuộc Bộ Y tế, gồm:
– Phiếu đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm
– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (Bản sao)
– Sơ đồ tổ chức và nhân sự của cơ sở.
– Sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy; và danh mục trang thiết bị hiện có của nhà máy;
– Biên bản tự thanh tra “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm
Doanh nghiệp có thể chọn một trong hai cách là nộp trực tiếp; hoặc nộp qua bưu chính. Thời gian giải quyết và cấp chứng nhận GMP là 30 ngày kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN). Bộ Y tế sẽ có văn bản gửi Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Trong đó nêu rõ việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Sở Y tế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm này. Thời hạn cấp giấy phép là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế.
Đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu mỹ phẩm
Bước 1: Thành lập công ty tại Sở kế hoạch và Đầu tư
Đối với công ty bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu mỹ phẩm. Quy trình và thủ tục thành lập tương tự như Bước 1 của Công ty sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, tại bước 1.1, công ty bán buôn, bán lẻ, nhập khẩu mỹ phẩm mã ngành nghề đăng ký là:
1/ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh. Mã ngành nghề là: 4649
2/ Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. Mã ngành nghề là: 4772
3/ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Mã ngành nghề là: 8299. Cụ thể: Thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật. Lưu ý mã ngành này chỉ áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Thực hiện công bố mỹ phẩm
Như đã nêu ở phần điều kiện, khi doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh mỹ phẩm phải được cấp phiếu công bố mỹ phẩm. Trình tự, thủ tục công bố mỹ phẩm được quy định chi tiết tại Thông tư 32/2019/TT-BYT.
Đối với hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm
Bước 1. Thành lập công ty
Tương tự như quy trình tại Bước 1 nói trên. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Tại bước 1.1, mã ngành nghề cho hoạt động xuất khẩu mỹ phẩm là 8299.
Bước 2. Công bố mỹ phẩm
Đối với công ty xuất khẩu mỹ phẩm có đặt gia công từ xưởng sản xuất khác lần đầu đưa ra sản phẩm ra thị trường thì phải thực hiện công bố mỹ phẩm. Hiện nay, thủ tục công bố mỹ phẩm có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau đó tiến hành tải các file hồ sơ cần theo yêu cầu. Sau khi nộp hồ sơ thành công. Doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí bằng hình thức chuyển khoản. Lệ phí đối với thủ tục này là 500.000 VNĐ/sản phẩm mỹ phẩm. Trong thời gian 03 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và cấp số phiếu công bố mỹ phẩm.
Chi tiết về thủ tục online vui lòng xem tại bài viết Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm online.
Bước 3. Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
CFS là gì?
CFS là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Văn bản này được cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa. Mục đích nhằm chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Nội dung giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù; hoặc có đầy đủ nội dung của CFS và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương đương. CFS được cấp cho nhiều sản phẩm và có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.
Sơ lược về quy trình cấp CFS
Mỹ phẩm là thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Do đó, Sở Y tế nơi doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp CFS. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp CFS theo Phụ lục IV tại Quyết định 10/2010/QĐ-TTg; và bản sao Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu của thương nhân đề nghị cấp CFS. Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ và cấp CFS cho thương nhân. Thời gian giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc. Cấp CFS được miễn phí về phí và lệ phí.
Hợp pháp hoá lãnh sự sau khi được cấp CFS
Bước 1. Doanh nghiệp xuất khẩu nộp bản cứng CFS; kèm theo văn bản có chữ ký và con dấu của người đại cơ quan có thẩm quyền cấp CFS. Sau đó tiến hành gửi đến cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.
Bước 2. Sau khi xác nhận chữ ký. Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu sẽ tiến hành đến tổng lãnh sự quán; hoặc đại sứ quán để tiến hành hợp pháp hoá lãnh sự.
Bước 3. Sau khi hợp pháp hoá lãnh sự thì CFS sẽ được tổng lãnh sự quán; hoặc đại sứ quán gửi về cho doanh nghiệp để sử dụng.
Thời gian hợp pháp hoá sẽ vô cùng mất thời gian và tốn kém chi phí cũng như gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là doanh nghiệp phải gửi CFS là bản cứng. Do đó sẽ tốn nhiều thời gian để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hợp pháp hoá. Thứ hai là việc hợp pháp hoá CFS ở mỗi quốc gia xuất khẩu là khác nhau. Do đó, không thể xác định được thời gian cho việc hợp pháp hoá này.
Công bố mỹ phẩm
Theo quy đinh của pháp luật hiện hành, sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước; và sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải thực hiện việc công bố mỹ phẩm. Tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP; được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật;
Do đó, để tránh các rủi ro quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định. Chi tiết về công bố sản phẩm mỹ phẩm, khách hàng có thể tham khảo tại bài viết:
1/ Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
2/ Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Nhãn mỹ phẩm
Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT, nhãn của mỹ phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa. Vị trí của nhãn khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng; đầy đủ các nội dung quy định của nhãn. Mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Đối với trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài. Trên bao bì ngoài phải có nhãn. Và nhãn bắt buộc phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn kích thước nhãn mỹ phẩm. Tuy nhiên, nhãn phải có thông tin dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực; rõ ràng; chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.
Các màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải có sự tương phản với nền của nhãn.
Quy định nhãn mỹ phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước
Theo Điều 18, Thông tư 06/2011/TT-BYT. Nhãn mỹ phẩm sản xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó;
b) Hướng dẫn sử dụng;
c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế.
d) Tên nước sản xuất;
đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;
g) Số lô sản xuất;
h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.
Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm”. Được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
Quy định nhãn mỹ phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
Những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư này phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 nêu trên phải ghi bằng tiếng Việt. Ngoài những nội dung bắt buộc như đối với nhãn mỹ phẩm sản xuất trong nước.
Nhãn phụ phải được gắn trên mỹ phẩm; hoặc bao bì mỹ phẩm. Và nhãn phụ không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn không thể hiện; hoặc thể hiện không đầy đủ những nội dung bắt buộc đối với mỹ phẩm thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt. Bao gồm từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của mỹ phẩm.
Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung trên nhãn phụ gồm nội dung được ghi bổ sung. Phần được dịch không làm sai ý chính nội dung của nhãn gốc. Và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của mỹ phẩm.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty mỹ phẩm. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.