Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập công ty nội thất

Ngày nay nay, các công trình kiến trúc không chỉ phải đảm bảo về thi công, kết cấu và chất lượng. Mà còn phải thể hiện được tính thẩm mỹ của công trình. Tính thẩm mỹ được chú trọng đặc biệt nhất ở các tổng quan về nội thất. Chính vì vậy, các ngành nghề về nội thất ra đời và ngày càng phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu ấy. Vậy doanh nghiệp nội thất hoạt động ra sao? Thành lập như thế nào? Và cần lưu ý gì sau khi thành lập doanh nghiệp? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu qua bài viết về thành lập công ty nội thất dưới đây.

Mã ngành công ty nội thất và điều kiện hoạt động

Hoạt động công ty nội thất Mã ngành Điều kiện

Sản xuất, gia công, lắp ráp đồ nội thất

3100

9524

Cơ sở sản xuất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương

Đảm bảo đủ điều kiện PCCC đối với xưởng sản xuất

– Tuân thủ các pháp luật và điều ước quốc tế về:

1. Hoạt động xuất nhập khẩu;

2. Quản lý động thực vật;

3. Bảo vệ môi trường;

4. Khai thác lâm sản.

Bán buôn, bán lẻ đồ nội thất

4649

4753

4759

4691

Không cần điều kiện

Thiết kế nội thất

7410 – Được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; (1)

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về thiết kế nội thất phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc; (2)

– Thông báo thông tin (1) và (2) cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp kinh doanh đặt trụ sở.

Nhập khẩu đồ nội thất

8299 – Tuân thủ pháp luật về doanh nghiệp;

– Tuân thủ các pháp luật và điều ước quốc tế về:

1. Hoạt động xuất nhập khẩu;

2. Quản lý động thực vật;

3. Bảo vệ môi trường;

4. Khai thác lâm sản.

Xuất khẩu đồ nội thất

Quy trình thành lập công ty nội thất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty nội thất là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Do đó, sau khi thành lập, doanh nghiệp có thể trực tiếp đi vào hoạt động mà không cần thực hiện xin giấy phép con. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện trong hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành nghề nội thất.

Công ty nội thất thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp. Vì vậy, quy trình thành lập công ty được tiến hành theo những bước sau:

Bước 1. Công ty nội thất chuẩn bị vốn điều lệ; lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh; kiểm tra các điều kiện về tên công ty, các hợp đồng về thuê trụ sở chính; kiểm tra thông tin người đại diện theo pháp luật.

Bước 2. Sau khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện tại bước 1. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuỳ vào mỗi loại hình công ty mà hồ sơ cần nộp cũng sẽ khác nhau. Chi tiết về hồ sơ cần chuẩn bị đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 3. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 4. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xem xét và cấp phép là 3 ngày làm việc. Tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.

Để biết thêm chi tiết về cách nộp và hồ sơ cần chuẩn bị. Khách hàng vui lòng tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết

Những lưu ý sau khi thành lập công ty nội thất

Thông báo hoạt động và danh sách nhân viên thiết kế nội thất (kiến trúc) cho sở xây dựng

Theo  Luật Kiến trúc 2019. Sau khi thành lập Công ty về thiết kế nội thất, doanh nghiệp phải gửi thông báo về thông tin hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND Cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở là Sở xây dựng. Doanh nghiệp sẽ phải thông báo hai nội dung chính sau đây:

– Thông tin về Công ty thiết kế nội thất: bản sao giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (có chứng thực)

– Danh sách người phụ trách chuyên môn về thiết kế nội thất. Trong danh sách có đính kèm bảo sao có chứng thực về chứng chỉ hành nghề.

Hiện nay pháp luật chưa thống nhất về thủ tục, cách thức nộp hồ sơ thông báo. Do đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin và liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất mà doanh nghiệp cần biết

Tuy hoạt động mua bán đồ nội thất là ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện. Nhưng đồ nội thất muốn lưu hành trên thị trường thì vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này được được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Dựa trên nguồn gốc xuất xứ, thiết kế sản phẩm, công dụng và chất liệu mà mỗi sản phẩm sẽ có tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ gỗ

Đối với đồ nội thất được làm từ gỗ, tiêu chuẩn áp dụng phổ biến hiện nay là: Tiêu chuẩn TCVN 5373:2020 về yêu cầu kỹ thuật; yêu cầu an toàn; yêu cầu đóng gói vận chuyển; và bảo quản sản phẩm đồ gỗ nội thất (không áp dụng cho đồ gỗ mỹ nghệ và sofa)

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ nhựa

Đối với đồ nhựa, các tiêu chuẩn áp dụng phổ biến hiện nay là:

– TCVN 4501-1:2009 quy định các nguyên tắc chung về xác định tính dẻo;

– TCVN 4501-2:2009 về xác định tính dẻo đối với chất dẻo đúc và đùn;

– TCVN 4501-3:2009 về xác định tính dẻo: điều kiện thử đổi với màng và tấm;

– Một số tiêu chuẩn khác.

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ da

Đối với các đồ nội thất từ da, tiêu chuẩn thường áp dụng hiện nay là: TCVN 10452:2014 ISO 16131:2012 Da – Các đặc tính của da bọc đệm – Lựa chọn da cho đồ nội thất

Tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với đồ nội thất 

Ngoài ra, đồ nội thất còn có một số tiêu chuẩn khác như:

– ISO 7170 về xác định độ bền và độ bền lâu của tủ đựng đồ;

– ISO 7170 về xác định độ bền và độ bền lâu của bàn;

– TCVN 11535:2016 (tương đương ISO 7171:1988) về phương pháp xác định độ ổn định của đồ nội thất dùng để chứa đựng; đứng độc lập bao gồm tủ đựng đồ gia dụng; tủ có nhiều ngăn và giá sách; đã được lắp ghép hoàn chỉnh và sẵn sàng để sử dụng.

– TCVN 10772-1 (ISO 7174-1), Đồ nội thất – Ghế –  về xác định độ ổn định. Phần 1: Ghế tựa và ghế đẩu.

– TCVN 10772-2 (ISO 7174-2), Đồ nội thất – Ghế – về xác định độ ổn định. Phần 2: Ghế có cơ cấu nghiêng hoặc ngả khi ngả hoàn toàn và ghế bập bênh.

– Một số tiêu chuẩn khác

Công ty sản xuất đồ nội thất gỗ phải chú ý các chứng từ chứng minh nguồn gốc lâm sản

Vấn đề lâm tặc và khai thác rừng bừa bãi từ lâu đã trợ thành nỗi nhức nhối trong quản lý. Vì vậy, lâm sản đã trở thành mặt hàng nhạy cảm. Vì vậy nhằm tránh tình trạng chặt phá rừng, khai thái lâm sản trái phép ảnh hưởng đến môi trường. Các cơ quan chức năng kiểm soát rất gắt vấn đề này. Do đó, doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất nên chuẩn bị sẵn sàng cho mình những chứng từ chứng minh nguồn gốc lâm sản để phòng bị cho kiểm tra bất cứ lúc nào.

Tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc về lâm sản. Doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất có nguồn gốc từ rừng cần phải có các loại hồ sơ theo quy định. Đây được xem là bộ chứng từ hợp pháp nhằm chứng minh tính minh bạch của lâm sản. Mà doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể doanh nghiệp sản xuất cần có các hồ sơ sau:

– Hồ sơ về khai thác lâm sản;

– Hồ sơ đối với lâm sản nhập khẩu;

– Hồ sơ về mua bán và vận chuyển lâm sản trong nước;

– Hồ sơ về lâm sản khi xuất khẩu, quá cảnh;

– Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, mua bán, cất giữ lâm sản; gây nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty nội thất. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340