Thành lập công ty xử lý rác thải
Song song với quá trình hoạt động của các tổ chức, xí nghiệp hay sinh hoạt thường nhật của cá nhân, gia đình. Việc này đã tạo ra một lượng lớn rác thải. Nếu không có cách xử lý đúng và kịp thời, chúng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến môi trường mà còn cả sức khỏe của mỗi người. Do đó việc thành lập công ty xử lý rác thải ra đời như một giải pháp tất yếu. Nhằm giải quyết những tác động xấu đến môi đến. Qua sự tìm hiểu nghiên cứu của mình, PHAM DO LAW xin được chia sẻ đến quý độc giả về thủ tục thành lập doanh nghiệp nêu trên.
Nội dung
Điều kiện thành lập công ty xử lý rác thải
Đối với doanh nghiệp thu gom, xử lý rác thải không nguy hại
Đối với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom; xử lý rác thải thông thường. Sau khi đã được cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty này có thể đi vào hoạt động mà không cần điều kiện khác.
Đối với doanh nghiệp thu gom, xử lý rác thải nguy hại
Đối với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom; xử lý chất rác thải nguy hại. Sau khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Công ty phải tiếp tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH). Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Điều kiện về cơ sở pháp lý
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Báo cáo này được Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH. Hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương như:
1/ Văn bản hợp lệ về môi trường. Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Được áp dụng với cơ sở xử lý CTNH đã hoạt động trước 01/7/2006 (Một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định ĐTM; hoặc giấy tờ tương đương khác).
2/ Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý CTNH đã đưa vào hoạt động.
Thứ hai, địa điểm của các cơ sở xử lý CTNH thuộc quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải. Được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên. (trừ trường hợp cơ sở sản xuất kiêm hoạt động đồng xử lý CTNH)
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý về: hệ thống; các thiết bị xử lý; phương tiện vận chuyển; bao bì, các trang thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thờ;i hoặc trung chuyển theo quy định.
Thứ hai, doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH.
Điều kiện về nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân sự tại công ty phải đáp ứng yêu cầu sau:
Đối với 01 cơ sở xử lý CTNH:
1/ Phải đảm bảo có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành;
1/ Phải đảm bảo có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn. Và chuyên ngành đào tạo phải liên quan đến môi trường; hoặc hóa học;
Đối với một trạm trung chuyển CTNH:
1/ Phải đảm bảo có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý điều hành; huớng dẫn về chuyên môn; kỹ thuật có trình độ chuyên môn. Và chuyên ngành được đào tạo phải liên quan đến môi trường; hoặc hóa học;
2/ Đảm bảo đội ngũ vận hành và lái xe. Đội ngũ phải được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.
Điều kiện liên quan đến công tác quản lý
Thứ nhất, phải đảm bảo quy trình vận hành an toàn đối với các phương tiện; hệ thống; và thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý CTNH.
Thứ hai, phải có phương án bảo vệ môi trường. Kèm theo các nội dung sau:
1/ Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
2/ Lế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;
3/ Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;
4/ Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ;
5/ Chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
Thứ ba, doanh nghiệp phải có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
Xem thêm: Thành lập công ty môi trường
Quy trình thành lập công ty xử lý rác thải
Bước 1. Thành lập công ty môi trường tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Công ty môi trường kiểm tra ngành nghề đăng ký, vốn điều lệ; tên công ty và trụ sở; và người đại diện theo pháp luật.
Đối với công ty xử lý rác thải, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh là:
1/ Dịch vụ thu gom và xử lý rác thải độc hại. Mã ngành: 3812, 3822;
2/ Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại. Mã ngành: 3811, 3821;
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký theo hình thức trực tuyến. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để biết thêm chi tiết về cách nộp và hồ sơ cần chuẩn bị. Khách hàng vui lòng tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty
Bước 2. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Sau khi thành lập doanh nghiệp xong, công ty xử lý chất thải nguy hại thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Dưới đây là toàn bộ quy trình cấp giấy phép xử lý CTNH:
Thẩm quyền giải quyết
Hiện nay thẩm quyền giải quyết việc cấp giấy phép xử lý CTNH thuộc về các cơ quan sau:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường. (BTNMT)
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ nộp. Trong trường hợp có yêu cầu bổ sung, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành thông báo bằng văn bản.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá điều kiện. Sau đó tiến hành cấp giấy phép xử lý CTNH cho doanh nghiệp. Cụ thể
Sau khi nhận được các báo cáo và văn bản từ Sở TNMT. Cơ quan cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH; trạm trung chuyển CTNH (nếu có). Đồng thời tiến hành một trong hai hoạt động sau để thực hiện hoạt động đánh giá:
– Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH. Gồm các chuyên gia về môi trường; và các lĩnh vực có liên quan khác. Không quy định về sổ lượng
– Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gial hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra.
Sau khi thực hiện kiểm tra, cơ quan chức năng xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Trường hợp quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
Thời gian giải quyết
Thời hạn giải quyết cho việc xử lý CTNH được quy định như sau:
Giai đoạn 1: Thời hạn xem xét và chấp thuận vận hành thử nghiệm là 20 ngày làm việc. Thời gian kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Quy trình gồm 10 ngày làm việc xem xét hồ sơ đăng ký và yêu cầu bổ sung; 10 ngày làm việc để ra văn bản chấp hành vận hành thử nghiệm. Tính từ sau 10 ngày làm việc để xem xét hồ sơ.
Giai đoạn 2: Thời hạn xem xét; kiểm tra sau khi nhận được báo cáo từ Sở TNMT và cấp phép xử lý CTNH: 25 ngày làm việc. Tính từ 20 ngày của Giai đoạn 1.
Hồ sơ cần nộp
Công ty môi trường chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm:
1. Đơn đăng ký cấp giấy phép xử lý CTNH. Theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) tại Thông tư 36/2018/TT-BTNMT
2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác ĐTM. Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải; hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế khác.
3. Văn bản quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải. Đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh 01 bản sao.
4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)
5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu tại Thông tư 36/2018/TT-BTNMT
6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu tại Thông tư 36/2018/TT-BTNMT.
Cách thức nộp hồ sơ
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo 03 cách thức sau đây:
1/ Nộp trực tiếp đến Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2/ Nộp đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích: Địa chỉ như trên.
3/ Nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phí và lệ phí
Chi phí thẩm định và cấp phép xử lý Chất thải được quy định tại Thông tư 59/2017/TT-BTC
Như thế nào là rác thải nguy hại?
Tại khoản 1 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp. Và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Như vậy, pháp luật không có quy định rõ ràng về xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, có thể hiểu xử lý chất thải nguy hại là quá trình tiêu huỷ đi đặc tính nguy hại của chất thải đó. Có thể xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào đặc trưng từng loại chất thải mà xử lý đúng cách. Nhằm mang lại hiệu quả xử lý triệt để, và tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý CTNH có thể kể đến như:
– Phương pháp xử lý hóa học và phương pháp hóa lý. Gồm các loại phương pháp sau:
1/ Hấp thu khí;
2/ Hấp thụ hơi;
3/ Oxy hoá học;
4/ Phương pháp dòng tới hạn. Gồm các biện pháp xử lý như: Trích ly sử dụng dòng tới hạn; Oxy hóa dùng dòng tới hạn.
5/ Tách nước từ dòng ô nhiễm (Màng)
– Phương pháp xử lý sinh học;
– Phương pháp xử lý nhiệt;
– Phương pháp ổn định hoá rắn.
Thời hạn của Giấy phép xử lý rác thải nguy hại
Giấy phép xử lý CTNH được cấp thành 02 (hai) bản gốc. Trong đó 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến công ty xử lý CTNH. Bản còn lại được lưu tại cơ quan cấp phép;
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép xử lý CTNH là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Giấy phép được cấp đính kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được. Và hồ sơ này được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;
Mỗi giấy phép xử lý CTNH sẽ có 01 (một) mã số quản lý CTNH.
Chế độ báo cáo định kỳ
Công ty xử lý rác thải nguy hại phải lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm. Một kỳ báo cáo được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12. Và tiến hành nộp tại Sở TNMT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ là 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo.
Các nội dung chính của báo cáo định kỳ
Nội dung của báo cáo định kỳ gồm:
1. Thông tin chung: Thông tin về công ty xử lý CTNH;
2. Tình hình chung về việc quản lý chất thải đã thực hiện trong kỳ báo cáo. Gồm:
– Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH
– Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có)
– Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (nếu có)
3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường; giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo.
4. Kế hoạch hoạt động trong kỳ báo cáo tới;
5. Các vấn đề khác như: Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; đào tạo, tập huấn định kỳ.
Các phụ lục đính kèm theo báo cáo định kỳ
Ngoài ra các nội dung chính, báo cáo định kỳ phải đính kèm theo các phụ lục gồm:
– Phụ lục 1: Thống kê về chất thải
– Phụ lục 2: Bản sao các kết quả phân tích liên quan đến chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo.
– Phụ lục 3: Tất cả các liên Chứng từ CTNH hoặc bản sao Sổ giao nhận CTNH (đối với một số trường hợp đặc thù); đã sử dụng trong kỳ báo cáo (lưu ý sắp xếp lần lượt theo thứ tự số Chứng từ)
– Phụ lục 4: Sổ giao nhận chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
Lưu ý: Báo cáo trên đây là mẫu tham khảo tại Phụ lục 4(B). Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT. Doanh nghiệp khi lập báo cáo cần chỉnh sửa phù hợp theo tình hình hoạt động.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty xử lý rác thải. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.