Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập doanh nghiệp FDI

Trong thời đại hội nhập thế giới như hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà, giúp góp phần phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Qua bài viết này, PHAM DO LAW xin chia sẻ một số kinh nghiệm về vấn đề Thành lập doanh nghiệp FDI.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đầu tư 2020
  • Luật doanh nghiệp 2020

FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) tức là hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Vậy, nói một cách dễ hiểu thì FDI được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI

Quốc tịch của nhà đầu tư

Luật đầu tư quy định về quốc tịch của nhà đầu tư như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cấm, hạn chế hay ưu tiên quốc tịch nào. Tuy nhiên, độ phức tạp nhiều hay ít của thủ tục đăng ký đầu tư cũng một phần phụ thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư.

Bởi lẽ, các điều kiện về tiếp cận thị trường thường được quy định tại các thỏa thuận, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ: Cam kết WTO, ASEAN, FTAs, AFAS,…Nhà đầu tư có quốc tịch là thành viên của các Điều ước, Hiệp định này thường dễ dàng và nhanh chóng thực hiện thủ tục đầu tư hơn. Ngược lại, các nước chưa là thành viên của các thỏa thuận này; khi làm thủ tục đăng ký đầu tư, mất nhiều thời gian, do cơ quan đăng ký đầu tư cần hỏi ý kiến các cơ quan cấp trên.

Ngành nghề kinh doanh

Các doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành nghề sau:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III  của Luật đầu tư 2020.
  • Kinh doanh mại dâm
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
  • Kinh doanh pháo nổ
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: được quy định tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020

Điều kiện về tỷ lệ vốn điều lệ

Được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ví dụ: theo Biểu cam kết về dịch vụ WTO của Việt Nam, nhà đầu tư có quốc tịch là thành viên của WTO; chỉ được kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khi thành lập công ty liên doanh với Việt Nam; phần phía nước ngoài nắm giữ không quá 49% vốn điều lệ công ty.

Điều kiện về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Các hình thức thành lập doanh nghiệp FDI

Có 2 hình thức: Trực tiếp và Gián tiếp.

  1. Hình thức trực tiếp: góp vốn ngay từ đầu để thành lập công ty.
  2. Hình thức gián tiếp: mua lại 100% vốn góp/cổ phần của công ty đã thành lập.

Trình tự thành lập doanh nghiệp FDI

Hình thức trực tiếp

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty

Người thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Pham Do Law soạn thảo);
  • Đề xuất dự án đầu tư (Pham Do Law soạn thảo);
  • Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; hoặc Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (có thể cung cấp Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư do Ngân hàng nước ngoài cấp);
  • Hợp đồng thuê địa điểm nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính.

Lệ phí Nhà nước: Không

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty

Người thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài

Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty (Pham Do Law soạn thảo);
  • Điều lệ Công ty (Pham Do Law soạn thảo);
  • Danh sách thành viên (Pham Do Law soạn thảo) – đối với công ty TNHH 2TV trở lên;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Pham Do Law soạn thảo) – đối với công ty Cổ phần;
  • Hộ chiếu của những người có liên quan;
  • Danh sách thành viên/cổ đông nước ngoài (Pham Do Law soạn thảo) – nếu có thành viên/cổ đông nước ngoài;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Pham Do Law soạn thảo) – nếu có thành viên/cổ đông hoặc chủ sở hữu nước ngoài

Lệ phí Nhà nước: 100.000 VNĐ

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Bước này được thực hiện online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Quý khách có tham khảo bài viết Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của PHAM DO LAW để biết thêm chi tiết về thủ tục Thành lập doanh nghiệp.

Bước 3: Mở tài khoản ngân hàng và góp vốn thành lập công ty

Bước này được thực hiện tại Ngân hàng thương mại. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, tài khoản này có thể là tài khoản VNĐ, USD hoặc ngoại tệ khác.

Sau khi chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam; phải thực hiện bán ngoại tệ cho ngân hàng và chuyển số tiền đồng Việt Nam vào tài khoản VNĐ của công ty.

Thời gian giải quyết: 1 ngày hoặc ngắn hơn.

Hình thức gián tiếp

Bước 1: Tìm doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam, kiểm tra thông tin pháp lý và hoạt động kinh doanh

Bước 2: Đăng ký mua phần vốn góp/mua cổ phần

Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty

Người thực hiện: Công ty có giao dịch chuyển nhượng vốn/cổ phần

Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký mua phần vốn góp/mua cổ phần (Pham Do Law soạn thảo);
  • Hợp đồng nguyên tắc – MOU về việc mua phần vốn góp/mua cổ phần (Pham Do Law soạn thảo);
  • Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; hoặc Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty có giao dịch chuyển nhượng vốn/cổ phần

Lệ phí Nhà nước: Không

Kết quả: Văn bản chấp thuận việc mua phần vốn góp/mua cổ phần

Bước 2: Ký Hợp đồng chuyển nhượng, Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và chuyển tiền mua phần vốn góp/cổ phần, Khai thuế thu nhập cá nhân

Mở tài khoản vốn và chuyển tiền mua phần vốn góp thực hiện tương tự bước 3 của hình thức trực tiếp.

Khai thuế thu nhập cá nhân của bên chuyển nhượng vốn/ cổ phần có thể do công ty thực hiện hoặc cá nhân có thu nhập đó thực hiện.

Bước 3: Thay đổi chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật trên GCN đăng ký doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty

Người thực hiện: Công ty có giao dịch chuyển nhượng vốn/cổ phần

Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Pham Do Law soạn thảo);
  • Điều lệ công ty sau khi thay đổi chủ sở hữu (Pham Do Law soạn thảo);
  • Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; hoặc Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Văn bản chấp thuận cho phép chuyển nhượng vốn/cổ phần (kết quả ở Bước 2);
  • Và một số văn bản liên quan khác (tùy trường hợp cụ thể)

Lệ phí Nhà nước: 100.000 VNĐ

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Bước này được thực hiện online tại tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Làm gì sau khi thành lập công ty FDI

Sau khi thành lập công ty hoặc mua phần vốn góp/cổ phần trở thành chủ sở hữu công ty có sẵn, phải thực hiện các công việc như:

  • Khắc dấu công ty;
  • Đặt bảng hiệu công ty;
  • Ký lại Hợp đồng thuê văn phòng (với tư cách công ty mới thành lập);
  • Khai thuế ban đầu;
  • Mở tài khoản ngân hàng công ty;
  • Mua chữ ký số, đăng ký hóa đơn điện tử

Ngoài ra, để đi vào hoạt động một số ngành nghề nhất định, phải tiến hành thực hiện thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó.

Ví dụ: Nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống, cần có giấy an toàn thực phẩm; Nếu kinh doanh lữ hành, phải có giấy phép lữ hành nội địa hoặc quốc tế; …

Dịch vụ thành lập công ty FDI của Pham Do Law

Tài liệu Khách hàng cung cấp

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với nhà đầu tư là cá nhân, Giấy phép thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng;
  • Hợp đồng nguyên tắc thuê địa diểm và hồ sơ pháp lý bên cho thuê;
  • Các thông tin về công ty: Ngành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; Người đại diện, …

Phạm vi công việc

  • Tư vấn toàn bộ quá trình thành lập doanh nghiệp cho khách hàng;
  • Kiểm tra ngành, nghề kinh doanh có được đầu tư kinh doanh hay có hạn chế gì không;
  • Kiểm tra tên công ty có trùng hay nhầm lẫn hay không;
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Làm việc, trao đổi với cơ quan Nhà nước;
  • Theo dõi và thúc đẩy tiến trình xử lý hồ sơ;
  • Nhận kết quả đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền ;
  • Giao tận tay kết quả đến với khách hàng;
  • Khắc dấu công ty; dấu tên Giám đốc; mua chữ ký số; đăng ký hóa đơn điện tử; hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng số đẹp; Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
  • Miễn phí báo cáo thuế 03 tháng đầu sau thành lập.

Trên đây là ý kiến của Pham Do Law về Thành lập doanh nghiệp FDI. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340