Thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang có hàng nghìn công ty nước ngoài hoạt động. Xuất phát nhu cầu giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho nhau. Cũng như xúc tiến hoạt động đầu tư, thương mại tại Việt Nam. Hiệp hội được pháp luật Việt Nam cho phép ra đời. Vậy thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài được tiến hành như thế nào? Các doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý những vấn đề gì khi thành lập? Hãy cùng Pham Do Law tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý quy định về thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
- 2 Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài là gì?
- 3 Chức năng và nguyên tắc của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
- 4 Điều kiện thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
- 5 Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
- 6 Quy trình thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
- 7 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 8 Dịch vụ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý quy định về thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Nghị định 08/1998/NĐ-CP năm 1998 ban hành Quy chế thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp nước ngoài được cùng nhau sáng lập Hiệp hội tại Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội bao gồm các tổ chức sau:
- VPĐD của các tổ chức kinh tế, tài chính, bảo hiểm, tư vấn pháp luật … nước ngoài;
- Chi nhánh Công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Chi nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
- Các Bên nước ngoài tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 1 Quy chế ban hành kèm NĐ 08/1998/NĐ-CP, quy định như sau:
“Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đã được phép hoạt động thương mại, đầu tư và dịch vụ tại Việt Nam, nếu có đủ điều kiện và chấp nhận các quy định của Quy chế này, được thành lập Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Câu lạc bộ doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội).”
Như vậy, các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo luật định thì sẽ được cấp giấy phép thành lập Hiệp hội.
Chức năng và nguyên tắc của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Hiệp hội ra đời để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, nội dung hoạt động của Hiệp hội gồm có:
- Tổ chức sinh hoạt thông tin nội bộ trong Hiệp hội;
- Tổ chức các hoạt động , tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư tại Việt Nam;
- Tham gia các hoạt động của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Tham gia các hoạt động của các cơ quan khác của Việt Nam tổ chức;
- Tổ chức các cuộc gặp giữa Hiệp hội với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam;
- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.
- Xuất bản, lưu hành các bản tin nội bộ trong Hiệp hội.
Điều kiện thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Đáp ứng 02 điều kiện sau đây thì sẽ được thành lập Hiệp hội.
- Hiệp hội có ít nhất 30 doanh nghiệp cùng quốc tịch. Hoặc 30 doanh nghiệp xuất xứ từ 01 Tổ chức quốc tế khu vực.
- Mỗi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài chỉ được sáng lập 01 Hiệp hội tại Việt Nam. Đặt trụ sở chính và đăng ký Hiệp hội tại 01 tỉnh, thành phố TW của Việt Nam.
Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Các thương nhân có nhu cầu thành lập Hiệp hội, hãy tham khảo Điều 5 NĐ08/1998/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định quy định bộ hồ sơ thành lập gồm có:
“1. Đơn xin thành lập Hiệp hội, (1 bản bằng tiếng Việt Nam, 1 bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng);
-
Điều lệ hoạt động của Hiệp hội;
-
Văn bản giới thiệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
-
Hồ sơ về trụ sở làm việc của Hiệp hội;
-
Lý lịch của Ban lãnh đạo Hiệp hội;
-
Danh sách các đại diện doanh nghiệp xin tham gia Hiệp hội, (họ tên, số hộ chiếu, nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam).”
Quy trình thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ quan thẩm quyền giải quyết hồ sơ.
Trình tự thực hiện
Có 03 bước cơ bản trong quy trình thành lập Hiệp hội như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép.
Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả.
Hồ sơ chưa hợp lệ, ra thông báo yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh.
Hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh, thành phố TW trả lời cấp hoặc không cấp giấy phép.
Trường hợp, không được cấp, cơ quan nhà nước phải ra thông báo bằng văn bản.
Bước 3: Sau khi được cấp giấy phép, Hiệp hội phải đăng báo TW và địa phương.
Theo đó, những nội dung cần thông báo gồm có:
“- Tên Hiệp hội (tiếng Việt Nam, tiếng nước ngoài thông dụng);
– Giấy phép thành lập (số, ngày và cơ quan cấp);
– Người đại diện (Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Hiệp hội);
– Địa điểm đặt trụ sở (số nhà, đường phố …);
– Số tài khoản tại Ngân hàng giao dịch;
– Điện thoại, Fax.”
Điều 8 Nghị định 08/1998/NĐ-CP quy định nội dung này.
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ.
Thời hạn giải quyết
Trả lời có được cấp phép hoặc không được cấp phép: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, Hiệp hội đăng báo TW và địa phương.
Kết quả
Hiệp hội được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Giấy phép có thời hạn trong 05 năm.
Giấy phép của Hiệp hội được gia hạn, nhưng mỗi lần không quá 03 năm.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Sau khi thành lập, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi được cấp giấy phép, Hiệp hội có 05 quyền hạn và nghĩa vụ. Quyền, nghĩa vụ của Hiệp hội sau khi thành lập được quy định tại Điều 9 NĐ08/1998/NĐ-CP:
“1. Mở tài khoản giao dịch tại một Ngân hàng Thương mại. Tài khoản này chỉ sử dụng phục vụ cho hoạt động hành chính của Hiệp hội theo nội dung quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
-
Thuê trụ sở, nhà ở và thuê nhân viên theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Có con dấu riêng (nếu cần). Việc khắc dấu theo quy định của Bộ Nội vụ Việt Nam;
-
Nhập khẩu các thiết bị Văn phòng, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;
-
Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trong 6 tháng, một năm và khi có yêu cầu đột xuất cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp giấy phép.”
Hiệp hội cần nắm rõ các quyền lợi cũng như nghĩa vụ để tuân thủ theo đúng pháp luật.
Những hoạt động của Hiệp hội không phù hợp với giấy phép hoặc vi phạm Quy chế của NĐ 08/1998/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt, đình chỉnh hoặc thu hồi giấy phép.
Trường hợp nào thì Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bị chấm dứt hoạt động?
Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bị chấm dứt hoạt động khi:
- Giấy phép hết thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Bị cơ quan nhà nước từ chối gia hạn giấy phép;
- Bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật;
- Hiệp hội chủ động giải thể.
Nếu quá trình hoạt động Hiệp hội có những sự thay đổi, hiệp hội cần làm gì?
Trong quá trình hoạt động, Hiệp hội sẽ có những thay đổi về:
- Tên gọi Hiệp hội;
- Ban lãnh đạo của Hiệp hội có bổ sung thành viên;
- Thay đổi nhân viên làm việc tại văn phòng Hiệp hội;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hiệp hội.
Khi có những sự thay đổi này, Hiệp tiến hành thủ tục điều chỉnh, bổ sung giấy phép.
Hiệp hội gửi đơn đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW cho điều chỉnh, bổ sung giấy phép.
UBND nhận đơn và trả lời kết quả trong vòng 30 ngày.
Hiệp hội chỉ được hoạt động theo nội dung mới sau khi UBND ra văn bản đồng ý.
Dịch vụ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài của Pham Do Law
Pham Do Law là đơn vị tư vấn các thủ tục cho doanh nghiệp nước ngoài uy tín hiện nay tại Việt Nam.
Pham Do Law cung cấp các dịch vụ:
- Tư vấn các quy định pháp luật về thành lập Hiệp hội doan nghiệp nước ngoài;
- Chuẩn bị tài liệu, soạn hồ sơ thành lập Hiệp hội;
- Làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước trong quá trình xin cấp giấy phép;
- Hỗ trợ các công việc sau khi Hiệp hội được cấp giấy phép;
- Tư vấn, hỗ trợ thủ tục điều chỉnh giấy phép;
- Cam kết thời hạn đưa giấy phép cho Hiệp hội nhanh chóng và chính xác.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.