Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cũng như thành lập một doanh nghiệp, hầu hết các nhà đầu tư khi muốn Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều ít nhiều gặp các rắc rối trong vấn đề thủ tục pháp lý, các loại giấy phép để có thể hợp pháp hoạt động kinh doanh. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn về “Thủ tục Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nội dung
- 1 1.Cơ sở pháp lý
- 2 2.Nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
- 3 3.Điều kiện Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 4 4.Hồ sơ Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 5 5.Trình tự thủ tục Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 6 6.Cơ quan tiếp nhận
- 7 7.Mức xử phạt khi không có
1.Cơ sở pháp lý
-Luật đầu tư 2020
-Luật doanh nghiệp 2020
2.Nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài là Là cơ sở sản xuất được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn, diện tích rộng để sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm có độ phức tạp khác nhau; Có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, được sắp xếp để thực hiện các quy trình sản xuất từ giai đoạn đầu (nguyên liệu đầu vào) đến giai đoạn cuối (ra thành phẩm)Có vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động sản xuất dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020.
3.Điều kiện Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập xưởng sản xuất tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện sau:
-Có dự án đầu tư.
-Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Cụ thể, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4.Hồ sơ Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục | Hồ sơ chuẩn bị |
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
-Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
-Bản sao CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; -Đề xuất dự án đầu tư; Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; -Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; -Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ. |
2.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | -Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-Điều lệ doanh nghiệp; -Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh; -Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó; -Giấy ủy quyền (nếu có); -Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài). |
3.Hồ sơ đánh giá tác động môi trường |
-Hồ sơ đề nghị thẩm định:
-Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định với kết quả thông qua
*Lưu ý: Đối với những trường hợp xây dựng nhà máy sản xuất mà không phải xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư phải làm thủ tục xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt nhà máy. Hồ sơ xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
|
4.Xin giấy phép xây dựng nhà máy |
-Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
-Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; -Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt và thẩm định bởi các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
-Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm; -Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế. |
5.Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy |
-Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu);
-Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thu về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác; -Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu); -Các phương án chữa cháy; -Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở; -Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy. |
5.Trình tự thủ tục Thành lập nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
-Bước 1:Nhà đầu tư xác định địa điểm phù hợp để xây dựng nhà xưởng Địa điểm xây dựng nhà xưởng tùy thuộc vào quy mô, tính chất, đặc điểm của hoạt động sản xuất.
Tùy theo nhu cầu kinh doanh, cũng như loại hình, ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư sẽ đưa ra những phương án, lựa chọn riêng của mình.
– Bước 2: Nhà đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Để xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, nhà đầu tư cần lưu ý hai trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
– Bước 3: Nhà đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh như sau:
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Khắc con dấu của doanh nghiệp
- Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
6.Cơ quan tiếp nhận
Thủ tục | Cơ quan tiếp nhận hồ sơ | Thời gian/ Trình tự xử lý |
1.Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư | Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính. | Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. |
2.Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. | Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc. |
3.Hồ sơ đánh giá tác động môi trường |
Nhà đầu tư trình hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo tác động môi trường lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Thời hạn thẩm định muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. |
4.Xin giấy phép xây dựng nhà máy | Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao | Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra văn bản từ chối cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ. |
5.Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy | Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
7.Mức xử phạt khi không có
Theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh bị xử phạt như sau:
-Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
-Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
- Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
-Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ (1) đến (4) mục này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
-Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh
* Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi. (Theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP)