Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực được nhà nước quản lý và giám sát một cách chặt chẽ. Để thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng nhiều điều kiện theo quy định pháp luật. Sau đây Pham Do Law xin chia sẻ cho các nhà đầy tư các vấn đề liên quan đến Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Nghị định số 135/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Luật Giáo dục đại học hiện hành;
  • Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục sửa đổi
  • Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Khái niệm

Khoản 6 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP đã giải thích khái niệm này như sau:

“6. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.”

thanh-lap-phan-hieu-cua-co-so-giao-duc-dai-hoc-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam

Cách đặt tên

Tên của cơ sở này phải bao gồm các thành phần được sắp xếp theo trật tự: Phân hiệu + Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài + tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

  • Tên riêng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký; hoặc tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư. Từ ngữ đặt tên phải đảm bảo thuần phong mỹ tục Việt Nam;
  • Tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế (bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác) phải có nội dung tương đương.

Điều kiện thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Vốn

Để thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cần đáp ứng số vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng. Số vốn này không bao gồm các chi phí sử dụng đất.

Số vốn này có thể chia thành nhiều giai đoạn góp, tuy nhiên đến giai đoạn thẩm định cho phép thành lập, số vốn đầu tư phải đạt hơn 150 tỷ đồng.

Đối với những phân hiệu không xây dựng cơ sở vật chất mới (chỉ thuê lại hoặc do Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vậy chất); thì mức đầu tư phải đạt ít nhất 70% số vốn đã quy định (tức 175 tỷ đồng).

Cơ sở vật chất

Phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về vật chất như sau:

  • Diện tích xây dựng bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên;
  • Diện tích xây nhà bình quân ít nhất 09 m2/sinh viên. Trong đó, diện tích học tập tối thiểu 06 m2/sinh viên; diện tích nhà ở và sinh hoạt ít nhất là 03 m2/ sinh viên;
  • Đảm bảo đủ số giảng đường, phòng học và phòng chức năng;
  • Số phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu đảm bảo đáp ứng được cơ cấu tổ chức của trường; đảm bảo diện tích ít nhất 08 m2/người;
  • Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; và hoạt động khoa học – công nghệ;
  • Có nhà ăn và các công trình phục vụ hoạt động giải trí thể thao, văn hóa; và các công trình y tế, dịch vụ;
  • Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

Đối với những phân hiệu thuê cơ sở vật chất; cơ sở vật chất được thuê phải ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm; đồng thời đáp ứng các điều kiện đã nêu trên.

Nhân sự

Yêu cầu đối với giảng viên tại phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

  • Giảng viên phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Trong đó, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ phải chiếm ít nhất 50% tổng số giảng viên;
  • Tỷ lệ sinh viên/giảng viên đảm bảo: 10 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo năng khiếu; 15 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế – quản trị kinh doanh;
  • Có đủ số giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của các ngành đào tạo;
  • Giảng viên là người nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy (trừ trường hợp giảng viên dạy kỹ năng ngoại ngữ);
  • Giảng viên dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng;
  • Không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử;
  • Không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
  • Bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tổ chức giảng dạy:

  • Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.

Các bước thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài và đi vào hoạt động

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt phân hiệu trường đại học. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; cam kết chịu chi phí và rủi ro nếu dự án không được chấp thuận (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương);
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (Sao kê tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính;
  • Đề xuất dự án đầu tư (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê địa điểm (đối với trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);

2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 10 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ) nếu dự án đầu tư đáp ứng đủ điều kiện.

Để biết thêm về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư; quý khách hàng tham khảo bài viết Thành lập doanh nghiệp FDI của Pham Do Law.

Tùy theo quy mô của phân hiệu trường đại học mà thẩm quyền, hồ sơ hoặc thời gian thực hiện có sự thay đổi, vui lòng liên hệ chúng tôi để tư vấn chi tiết và chính xác hơn.

Bước 2: Đề nghị cho phép thành lập

Thẩm quyền

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Đơn đề nghị cho phép thành lập phân hiệu (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đã làm Bước 1);
  3. Bản sao giấy tờ kiểm định chất lượng giáo dục; hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài
  4. Đề án đề nghị thành lập phân hiệu theo (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);
  5. Văn bản chứng minh năng lực tài chính (sao kê tài khoản ngân hàng, …);
  6. Giấy tờ về quyền sử dụng địa điểm (Hợp đồng thuê,..)
  7. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất).

Quy trình thực hiện

1. Nhà đầu tư chuẩn bị và gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có 02 cách gửi hồ sơ là gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xin ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

3. Trong vòng 25 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thẩm định cơ sở, cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập phân phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp không được cho phép, sẽ có văn bản nêu rõ lý do gửi đến nhà đầu tư.

Lưu ý: Sau 04 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực; nếu phân hiệu không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập hết hiệu lực.

Thời gian thực hiện: Khoảng 30 – 45 ngày làm việc

Bước 3: Đăng ký hoạt động giáo dục

Thẩm quyền

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ cần chuẩn bị

1. Đơn đăng ký hoạt động giáo dục (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);

2. Bản sao quyết định cho phép thành lập;

3. Quy chế tổ chức, hoạt động của phân hiệu (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo);

4. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo)

5. Báo cáo giải trình về việc phân hiệu đã đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật (Phạm Đỗ Law hỗ trợ soạn thảo); đồng thời gửi kèm:

  • Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng; danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu; cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;
  • Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên;
  • Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
  • Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập; danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
  • Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
  • Quy chế đào tạo;
  • Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
  • Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
  • Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
  • Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Quy trình thực hiện

1. Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ. Cấp có thẩm quyền sẽ quyết định cho phép phân hiệu hoạt động 

  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ);
  • Trường hợp phân hiệu chưa đủ điều kiện hoạt động: Bộ Giáo dục và Đào tạo trả bằng văn bản cho nhà đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc (tính từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền); văn bản trả lời phải nêu rõ lý do.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ; phân hiệu đủ điều kiện hoạt động: cấp có thẩm quyền quyết định cho phép phân hiệu hoạt động.

Thời gian làm việc: 20 ngày làm việc

Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài cần đóng những loại phí gì?

Cả 03 thủ tục cần thực hiện để thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đều không yêu cầu phải đóng phí. Vì thế, không cần đóng bất cứ loại phí gì trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập.

Thời hạn hoạt động của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học

Không quá 50 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cần lưu ý là thời hạn này không được dài hơn thời hạn thuê đất.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340