Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện nước ngoài
Trong quá trình hoạt động thì không tránh khỏi việc phải thay đổi địa chỉ trụ sở của VPDD. Có nhiều lý do như hết hạn hợp đồng thuê và chủ nhà không ký gia hạn hợp đồng, giá thuê tăng, yếu tố an ninh…Nhưng khi thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện nước ngoài thì cần chú ý thay đổi các vấn đề pháp lý. Pham Do Law sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục này trong bài viết dưới đây:
Nội dung
Các trường hợp thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện nước ngoài
- Thay đổi trụ sở trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý: Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
- Thay đổi địa chỉ từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác: Thủ tục xin cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép theo Mẫu MĐ-3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT;
- Hợp đồng thuê trụ sở hoặc biên bản ghi nhớ, thỏa thuận sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện (bản sao có chứng thực/bản chính);
- Giấy tờ chứng mình quyền sử dụng nhà của chủ nhà: Đối với cá nhân thì cung cấp CMND, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; Đối với công ty thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (bản sao có chứng thực);
- Bản chính Giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục.
Nơi nộp hồ sơ: Sở công thương: nếu nằm ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế khác; Ban quản lý các khu công nghiệp nếu nằm trong khu công nghiệp
Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến.
Thời gian xử lý hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí nhà nước: 1.500.000 VNĐ/lần.
Lưu ý: Phải nộp hồ sơ điều chỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi thay đổi địa chỉ mới.
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
Bước 1: Trước khi xin cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại cơ quan cấp phép tại nơi mới, công ty nước ngoài phải thực hiện thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động VPDD tại cơ quan cấp phép tại nơi chuyển đi.
Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện tại nơi chuyển đi gồm có:
- Đơn đề nghị theo Mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT;
- Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến.
Thời hạn thực hiện: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí nhà nước: Không
Kết quả: Cơ quan có thẩm quyền không trả kết quả mà sẽ công bố thông tin của văn phòng đại diện đã chấm dứt trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 2: Sau đó, thương nhân nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép tại cơ quan cấp phép nơi mới chuyển đến.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu MĐ-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT;
- Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo Mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT;
- Bản sao Giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã được cấp;
- Hợp đồng thuê trụ sở hoặc biên bản ghi nhớ, thỏa thuận sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện (bản sao có chứng thực/bản chính);
- Giấy tờ chứng mình quyền sử dụng nhà của chủ nhà: Đối với cá nhân thì cung cấp CMND, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; Đối với công ty thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (bản sao có chứng thực);
- Giấy ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục.
Thời gian xử lý hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí nhà nước: 1.500.000 VND/lần
Lưu ý: Thủ tục phải đi thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi có sự thay đổi địa chỉ
Các vấn đề cần lưu ý khi thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện nước ngoài
- Không nên thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện theo thủ tục xin cấp lại giấy phép vì việc đó khá tốn kém thời gian và chi phí. Chỉ khi bất đắc dĩ thì mới nên thay đổi.
- Thay đổi địa chỉ khác tỉnh thì cần phải trả con dấu cũ và làm lại con dấu mới.
- Khi thay đổi địa chỉ trụ sở khác tỉnh thành hoặc khác ban quản lý mà dẫn đến thay đổi cơ quan quản lý thuế thì phải xin chuyển cơ quan quản lý thuế của cả VPDD và Trưởng VPDD người nước ngoài.
- Khi thay đổi địa chỉ mà đẫn đến thay đổi cơ quan quản lý BHXH thì cần phải thay đổi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội sau khi có giấy phép mới.
- Thay đổi địa chỉ khác tỉnh thành thì cần phải trả lại Giấy phép lao động cho sở lao động thương binh và xã hội nơi cũ và xin cấp mới giấy phép lao động ở sở nơi mới (đối với lao động người nước ngoài).
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện nước ngoài. Các nội dung tư vấn/văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi; hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.