Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền Bộ Y tế
Hiện nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh còn nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, do thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan tương ứng khác nhau. Và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế là một trong số đó. Vậy phải thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật? Qua vấn đề trên Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- 3 Đối tượng nào của chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Y tế?
- 4 Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
- 5 Yêu cầu xác nhận quá trình thực hành
- 6 Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
- 7 Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
- 8 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 9 Dịch vụ của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Luật 40/2009/QH12;
- Nghị định 87/2011/NĐ-CP;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
- Thông tư 278/2016/TT-BTC.
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là gì?
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được hiểu là một loại giấy phép. Mà giấy phép này là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Đây là loại giấy phép bắt buộc đối với người hành nghề khám chữa bệnh.
Đối tượng nào của chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Y tế?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, những đối tượng được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là:
- Bác sỹ, y sỹ
- Điều dưỡng viên
- Hộ sinh viên.
- Kỹ thuật viên
- Lương y
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Yêu cầu xác nhận quá trình thực hành
Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, và phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Đối với bác sĩ: 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);
- Đối với y sỹ: 12 tháng thực hành tại bệnh viện;
- Đối với hộ sinh viên 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh;
- Đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên: 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú; bác sĩ chuyên khoa I; bác sĩ chuyên khoa II.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Trình tự thủ tục cấp
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
- Bước 2: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;
- Bước 3: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;
- Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định;
- Bước 5: Nhận kết quả là Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Cách thức nộp hồ sơ
Có 03 cách thức nộp:
- Nộp hồ sơ trực tiếp về cơ quan có thẩm quyền;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp trực tuyến: https://dichvucong.gov.vn
Thời gian giải quyết
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Trong thời hạn 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp.
Lệ phí
Phí cấp chứng chỉ hành nghề (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế): 360.000 đồng/ hồ sơ.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Có phải chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế cấp thì thẩm quyền thu hồi cũng là Bộ Y tế không?
Không phải chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh nào do Bộ Y tế cấp đều thuộc thẩm quyền thu hồi của Bộ Y tế. Theo đó, Bộ Y tế chỉ được phép thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:
– Cá nhân làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
– Cá nhân làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc các Bộ khác, trừ Bộ quốc phòng;
– Cá nhân là người nước ngoài đến hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì Bộ Y tế còn có thẩm quyền thu hồi những chứng chỉ hành nghề mà không phải do mình cấp như:
– Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
– Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
– Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
– Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
– Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
– Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
– Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
Vì vậy, Bộ Y tế không phải chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh nào do Bộ Y tế cấp thì đều thuộc thẩm quyền thu hồi của Bộ Y tế. Mà đối với những trường hợp do các cơ quan khác cấp sai thẩm quyền hay có nội dung trái pháp luật… thì Bộ Y tế đều có quyền thu hồi.
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế cấp có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Như vậy, hiện nay, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không quy định thời hạn sử dụng, tức là người được cấp chứng chỉ này có thể sử dụng nó kể từ thời điểm được cấp cho đến khi không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng chứng chỉ đó và bị thu hồi theo quy định pháp luật. Hay nói cách khác là nó có giá trị vĩnh viễn.
Dịch vụ của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú; bác sĩ chuyên khoa I; bác sĩ chuyên khoa II;
- Phiếu lý lịch tư pháp (nếu có);
- Sơ yếu lý lịch tự thuật
Phạm vi công việc
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục;
- Nhận tài liệu từ quý khách hàng, cung cấp giấy chứng nhận khám sức khỏe;
- Thực hiện phiếu lý lịch tư pháp cho quý khách hàng (nếu có nhu cầu);
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh;
- Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm tra thông tin của quý khách;
- Nhận kết quả và bàn giao giấy phép theo đúng thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền Bộ Y tế. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý doanh nghiệp và các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh. Các lĩnh vực chuyên môn gồm:
– Luật Doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư;
– Luật sở hữu trí tuệ;
– Luật lao động;
– Giải quyết tranh chấp về cổ đông, lao động, hợp đồng.