Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra y tế/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải

Giấy chứng nhận kiểm tra y tế/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải được cấp theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Do hàng hóa, phương tiện vận tải di chuyển qua biên giới rất dễ làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm. Vậy thủ tục tiến hành cấp phép như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến trong bài viết này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
  • Nghị định số 89/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 240/2016/TT-BTC
  • Quyết định số 4921/QĐ-BYT

Một số khái niệm cơ bản

Hàng hóa nào phải thực hiện kiểm tra y tế?

Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Kiểm tra y tế xử lý y tế hàng hóa phương tiện vận tải
Kiểm tra y tế, xử lý y tế hàng hóa phương tiện vận tải

Kiểm dịch viên y tế là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 89/2018/NĐ-CP:

“Kiểm dịch viên y tế là người thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế thuộc tổ chức kiểm dịch y tế biên giới bao gồm công chức, viên chức, nhân viên y tế và được gọi chung là kiểm dịch viên y tế”.

Phân loại hàng hóa xin cấp giấy chứng nhận kiểm tra y tế/xử lý y tế

Hàng hóa phải khai báo y tế

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 89/2018/NĐ-CP:

Đối tượng phải thực hiện khai báo y tế: Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế.

Trừ: 

– Hàng hóa quá cảnh mà không phải bốc dỡ khỏi phương tiện;

– Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật;

– Sản phẩm động vật và động vật trên cạn;

– Sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng hóa phải kiểm tra giấy tờ

– Hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
  • Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
  • Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ;
  • Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

– Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung.

Hàng hóa kiểm tra thực tế

  • Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;
  • Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
  • Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ;
  • Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
  • Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung;
  • Hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế.

Hàng hóa xử lý y tế

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 89/2018/NĐ-CP:

Phương tiện vận tải bị kiểm tra mang; có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị lập biên bản kiểm tra vệ sinh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm:

  • Bại liệt;
  • Cúm A-H5N1;
  • Dịch hạch;
  • Đậu mùa;
  • Ebola, Lassa hoặc Marburg;
  • Bệnh sốt Tây sông Nile;
  • Bệnh sốt vàng;
  • Bệnh tả;
  • Covid-19.

Thành phần và số lượng hồ sơ

– Hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có);

Hàng hóa vận tải bằng đường thủy: bản sao bản khai hàng hóa; giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có).

– Đơn đề nghị: Khi người khai báo y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra y tế/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải

Cơ quan thực hiện

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương.

Cách thức thực hiện

  • Bước 1. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy kiểm dịch y tế phương tiện vận tải nộp tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
  • Bước 2. Trung tâm Y tế dự phòng tiến hành kiểm tra thực tế việc xử lý y tế phương tiện vận tải.
  • Bước 3. Trung tâm Y tế dự phòng cấp giấy kiểm dịch y tế phương tiện vận tải có tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.

Thời gian giải quyết

– Thời gian giám sát: tối đa 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy.

– Thời gian kiểm tra giấy tờ: 20 phút, từ khi nhận đủ giấy tờ.

– Thời gian kiểm tra thực tế: 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. 

Nếu quá thời gian nhưng chưa hoàn thành kiểm dịch y tế, trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế. Và nêu rõ lý do. Thời gian gia hạn tối đa 01 giờ.

– Thời gian cấp giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền tối đa 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.

– Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế:

  • Tối đa 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ; hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay;
  • Tối đa 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa; hoặc một tàu thuyền từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải phải xử lý y tế.
  • Tối đa 24 giờ đối với tàu thuyền khi phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột.
  • Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế phải thông báo việc gia hạn xử lý y tế bằng văn bản; và nêu rõ lý do. 

Thời gian gia hạn tối đa 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; tối đa 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền từ thời điểm có thông báo gia hạn.

Kết quả thực hiện

– Biên bản kiểm tra;

– Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý;

– Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh đối với phương tiện vận tải.

Lệ phí

Lệ phí cho thủ tục kiểm dịch y tế được quy định cụ thể trong Phụ lục đính kèm Thông tư 240/2016/TT-BTC.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Lộ trình của phương tiện vận tải;
  2. Số hiệu, biển số của phương tiện vận tải;
  3. Thông tin của người đi trên phương tiện vận tải;
  4. Danh mục hàng hóa;
  5. Thông tin về hàng hóa;
  6. Các thông tin cần thiết tùy từng trường hợp.

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc xin cấp Giấy phép;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được cấp Giấy phép;
  6. Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
  7. Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả;
  8. Nhận kết quả và gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Giấy phép kiểm dịch phương tiện vận tải – quy trình và thủ tục cấp. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340