Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp

Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp là gì? Những thủ tục cấp giấy phép đối với các phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp được tiến hành như thế nào? PHAM DO LAW sẽ giải đáp những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
  • Thông tư 278/2016/TT-BTC;
  • Luật 40/2009/QH12;
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP.

Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp là gì?

Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Như vậy, bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do những tác nhân gây hại trong điều kiện lao động tác động đến sức khỏe của người lao động.

Đối tượng của phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp là những bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe bởi những yếu tố độc hại trong quá trình làm việc hoặc tại nơi làm việc.

Điều kiện đối với phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp

Điều 32 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP đặt ra những điều kiện cho phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp:

Điều kiện về quy mô

Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa; tùy thuộc cơ sở pháp lý để thành lập các phòng khám này.

Cụ thể yêu cầu quy mô dành cho phòng khám đa khoa:

  • Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
  • Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;
  • Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Cần đáp ứng cơ sở vật chất tương đương với phòng khám đa khoa

Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu. Diện tích tối thiểu trong các phòng :

  • Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2;
  • Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có ít nhất từ 02 giường trở lên, nếu có từ 03 giường trở lên thì diện tích ít nhất 05 m2/một giường bệnh;
  • Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích tối thiểu 10 m2.

Cần đáp ứng cơ sở vật chất tương đương với phòng khám chuyên khoa

  • Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh có diện tích tối thiếu 10 mét vuông và có nơi tiếp nhận người bệnh.
  • Đối với các phòng khám ngoại khoa, phòng khám thẩm mỹ nên có thêm các phường với diện tích ít nhất là 12 m2.
  • Phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm một phòng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2.
  • Phòng khám, phòng điều trị HIV / AIDS phải được chia thành hai phòng có diện tích ít nhất là 18 mét vuông (không kể khu vực chờ khám).
  • Phòng thực hiện thủ thuật, bao gồm cấy ghép implant phải có diện tích tối thiểu 10 m2;
  • Phòng thăm dò chức năng phải có diện tích tối thiểu 10m2;
  • Trường hợp thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích tối thiểu 10 m2;
  • Phòng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Phòng bó bột phải có diện tích ít nhất là 10 m2;
  • Phòng vận động trị liệu phải có diện tích ít nhất là 20 m2;
  • Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu 5 m2;
  • Phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (gồm thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

Điều kiện về trang thiết bị y tế

– Nếu cơ sở vật chất tương đương với phòng khám đa khoa thì cần đáp ứng điều kiện thì phải có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

– Nếu có cơ sở vật chất tương đương với phòng khám chuyên khoa:

+ Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

+ Có các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Điều kiện về nhân sự

– Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng;

– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám.

Điều kiện về phạm vi hoạt động chuyên môn

Phòng khám thực hiện các hoạt động chuyên môn theo danh mục được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. Nếu phòng khám thực hiện tiêm chủng vắc-xin, sinh phẩm điều trị thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêm chủng.

Hồ sơ nộp xin cấp giấy phép hoạt động

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

Don-de-nghi-cap-giay-phep-hoat-dong-doi-voi-co-so-kham-chua-benh
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp

b) Bản sao quyết định thành lập; hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn;

d) Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;

đ) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự của phòng khám, chữa bệnh;

e) Tài liệu chứng minh cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phù hợp;

g) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh đề xuất;

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp

Cơ quan thực hiện

Sở Y tế, Bộ Y tế

Cách thức thực hiện

Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Sở Y tế:

Bước 1: Phòng khám, chữa bệnh gửi hồ sơ về Sở Y tế;

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3:

– Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế tiến hành thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày, từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Sau 10 ngày làm việc, từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi nếu Sở y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung tiếp theo thì sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ để cấp giấy phép hoạt động.

Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do nếu không cấp giấy phép hoạt động.

Bước 4: Cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám, chữa bệnh nghề nghiệp.

Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế:

Bước 1: Cơ sở khám, chữa bệnh gửi hồ sơ về Bộ Y tế;

Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trong 45 ngày, từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở:

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong 10 ngày làm việc, từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý môi trường y tế thông báo cho cơ sở. Thời gian giải quyết tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý môi trường y tế tiến hành thẩm định tại phòng khám, chữa bệnh để cấp giấy phép.

– Nếu không cấp giấy phép, Cục Quản lý môi trường y tế có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4: Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở

Thời gian giải quyết

45 ngày đối với hồ sơ hợp lệ.

Kết quả thực hiện

Giấy phép hoạt động phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp

Lệ phí

4.300.000 đồng (Thông tư số 11/2020/TT-BTC, Thông tư số 278/2016/TT-BTC).

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp khi có thay đổi địa điểm thì cần thực hiện thủ tục gì?

Khi thay đổi địa điểm, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp cần tiến hành thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động.
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám, chữa bệnh; hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự.
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động.
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật.

Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp có thời hạn bao lâu?

Khoản 1 Điều 44 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện. Do đó giấy phép hoạt động Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có giá trị vô thời hạn.

Trường hợp nào thì phòng khám và điều trị bệnh nghề nghiệp bị thu hồi giấy phép?

Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
  • Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.
  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.

Dịch vụ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  2. Bản sao quyết định thành lập; hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  3. Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn;
  4. Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
  5. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức, nhân sự của phòng khám, chữa bệnh;
  6. Tài liệu chứng minh cơ sở khám, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự phù hợp;
  7. Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh đề xuất;

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc xin cấp Giấy phép;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được cấp Giấy phép;
  6. Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
  7. Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả;
  8. Nhận kết quả và gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340