Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Công bố hợp quy là thủ tục bắt buộc đối với một số sản phẩm, hàng hóa. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa như thế nào? Tất cả sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Công bố hợp quy là gì?
- 3 Danh sách sản phẩm, hàng hóa phải công bố hợp quy
- 4 Những lợi ích khi đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
- 5 Các loại căn cứ để công bố hợp quy
- 6 Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
- 7 Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
- 8 Đóng dấu hợp quy
- 9 Thời hạn của Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
- 10 Việc cần làm sau khi công bố hợp quy
- 11 Xử phạt khi không thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định 119/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Công bố hợp quy là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 TT 28/2012/TT-BKHCN thì công bố hợp quy là:
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Danh sách sản phẩm, hàng hóa phải công bố hợp quy
Đối tượng của công bố hợp quy là:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
Được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do:
- Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành
- Hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Hiện chưa có văn bản nào liệt kê cụ thể các sản phẩm phải công bố hợp quy.
Hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thì phải tiến hành công bố chất lượng.
Khách hàng cần dựa vào tính chất sản phẩm để kiểm tra sản phẩm cần công bố hợp quy không.
Dưới đây, Pham Do Law sẽ đưa ra danh sách sản phẩm cần công bố hợp quy. Để khách hàng dễ dàng tra cứu.
STT | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy |
1 | Bộ Y tế |
|
2 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
3 | Bộ Thông tin và Truyền thông |
|
4 | Bộ Giao thông Vận tải |
|
5 | Bộ Công thương |
|
6 | Bộ Khoa học và Công nghệ |
|
7 | Bộ Công an |
|
Xem thêm: THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY HÀNG NHẬP KHẨU
Những lợi ích khi đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Đối với doanh nghiệp
Công bố hợp quy là minh chứng sản phẩm đạt chuẩn chất lượng.
Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng về việc tiêu dùng sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ mở rộng được sản xuất, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng
Nhận biết được sản phẩm chất lượng do có gắn dấu hợp quy.
An tâm sử dụng sản phẩm.
Đối với nhà nước
Hạn chế hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng vào Việt Nam.
Có cơ sở kiểm tra, quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Các loại căn cứ để công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên một trong các biện pháp sau đây:
1/ Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa. (Gọi tắt là kết quả tự đánh giá)
2/ Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận:
Sẽ chia thành 02 loại tổ chức là:
Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Có sự phân loại như trên là vì mỗi loại sẽ có hồ sơ, trình tự thực hiện khác nhau.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận được chỉ định
– Bản công bố hợp quy
– Các thông tin sau của tổ chức, cá nhân và sản phẩm:
+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
+ Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;
+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
– Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
– Bản công bố hợp quy;
– Giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân:
+ Giấy đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy đăng ký kinh doanh;
+ Đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Quyết định thành lập;
+ Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
– Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thì:
+ Kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng;
+ Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý;
– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Báo cáo đánh giá hợp quy.
Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Đối với trường hợp tự đánh giá
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ định. (Sau đây được viết tắt là CQCN).
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự đánh giá mức độ hợp quy của sản phẩm, hàng hóa.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ dựa trên kết quả tự đánh giá.
Thời gian giải quyết
Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả
Tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa kể từ ngày nộp hồ sơ.
Lệ phí Nhà nước: 150.000 đồng
Đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận
Về thẩm quyền, cách thức, lệ phí thì giống như trường hợp tự công bố đã nêu như trên.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Liên hệ tổ chức chứng nhận đánh giá sản phẩm; hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Bước 2: Nộp hồ sơ công bố hợp quy đến CQCN.
Kết quả
Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, hàng hóa được phép lưu thông.
Đối với trường hợp tổ chức chứng nhận được chỉ định
Về thẩm quyền, cách thức, lệ phí thì giống như trường hợp tự công bố đã nêu như trên.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Liên hệ tổ chức chỉ định đánh giá sản phẩm; hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
Bước 2: Nộp hồ sơ công bố hợp quy đến CQCN.
Kết quả
Tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa kể từ ngày nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Khoản 2 Điều 18 NĐ 132/2008/NĐ-CP quy về thẩm quyền chỉ định tổ chức chứng nhận là:
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm; giám định, chứng nhận, kiểm định phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm; hàng hóa thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công.
Đóng dấu hợp quy
Sau khi được phê duyệt hồ sơ công bố hợp quy; tổ chức, cá nhân sẽ làm dấu hợp quy. Và đóng lên các sản phẩm, hàng hóa của mình.
Quy tắc sử dụng dấu hợp quy như sau:
Hình dạng, kích thước theo quy định TT28/2012/TT-BKHCN;
Được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa. Hoặc trên bao bì. Hoặc trong tài liệu kỹ thuật. Hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
Bảo đảm không dễ tẩy xóa và không thể bóc ra gắn lại;
Có thể được phóng to hoặc thu nhỏ. Nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy. Và nhận biết được bằng mắt thường;
Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.
Thời hạn của Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có thời hạn:
Theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
Hoặc có giá trị 03 năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức; cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy.
Việc cần làm sau khi công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm sau khi công bố hợp quy:
- Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình;
- Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa;
- Sử dụng dấu hợp quy đúng quy định;
- Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy;
Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa như đã công bố hợp quy:
- Thông báo bằng văn bản với cơ quan chuyên ngành;
- Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp;
- Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục;
- Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy;
- Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm; hàng hóa khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước;
- Cung cấp bản sao y bản chính tài liệu: thông báo tiếp nhận hồ sơ; giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;
- Thực hiện việc công bố lại nếu có sự thay đổi so với hồ sơ trước đó. Hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng; đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.
Xử phạt khi không thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa
Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng nếu không thực hiện công bố hợp quy sản phẩm; hàng hóa.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi để tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa;
- Tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi; cây trồng và môi trường.
Trên đây là ý kiến của Pham Do Law về Thủ tục Đăng ký công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.