Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương
Hội nhập với quốc tế luôn là một trong những chính sách mà nước ta đề cao. Ngày nay, có rất nhiều văn hóa phẩm được đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, hoặc đưa từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các cửa khẩu, internet hoặc các hình thức khác. Các văn hóa phẩm đó có thể được sử dụng cho các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận. Với bất kỳ hình thức và mục đích nào thì việc du nhập hàng hóa đó vẫn phải tuân theo pháp luật. Vậy ở Việt Nam, các Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương được quy định như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với các thủ tục này như sau.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 32/2012/NĐ-CP
- Thông tư 22/2018/TT-BVHTTDL
- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL
- Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL
Một số khái niệm cơ bản
Văn hóa phẩm là gì?
Tại Nghị định số 32/2021/NĐ-CP không có định nghĩa cụ thể văn hóa phẩm là gì. Tuy nhiên Văn hóa phẩm được liệt kê theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2021/NĐ-CP, bao gồm những loại sau:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Cơ quan Hải quan đã gặp nhiều vướng mắc, do đó tại Công văn 2882/BVHTTDL-VP năm 2012 có giải thích điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2021/NĐ-CP như sau:
Văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP quy định thì:
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm) được hiểu như sau:
- Là hoạt động đưa văn hóa phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài; đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác;
- Các loại văn hóa phẩm này được sử dụng riêng cho các mục đích khác nhau mà không mang tính thương mại thu lợi nhuận.
Mục đích của giám định
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ngành có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Vì các cơ quan này được Chính phủ trao cho nhiệm vụ và quyền hạn để quản lý trong lĩnh vực này. Chủ trì; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có; và xử lý vi phạm về các hoạt động xuất khẩu văn hóa phẩm theo thẩm quyền.
Phạm vi giám định
Tại Điều 1 của Nghị định 32/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Trong phạm quy quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm mà không nhằm mục đích kinh doanh, không vì phát sinh lợi nhuận.
Không bao gồm phạm vi điều chỉnh việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm, báo, tạp chí mà không nhằm mục đích kinh doanh. Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm, báo, tạp chí phải thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí và xuất bản.
Hồ sơ giám định
Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định các loại phim của cơ quan, tổ chức; hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài mà chưa được công bố.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoặc các cơ quan chuyên môn được ủy quyền thì giám định những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Trình tự thực hiện
Nếu pháp luật có quy định, văn hoá phẩm cần phải giám định nội dung để xuất khẩu thì:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có đủ thẩm quyền.
- Bước 2: Cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu; tiến hành trưng cầu giám định của Bộ hoặc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch nơi có văn hóa phẩm xuất khẩu.
- Bước 3: Nếu thủ tục giám định hợp lệ thì cấp Biên bản giám định.
Cách thức thực hiện
Phải nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ giám định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL.
Thời hạn giải quyết
Theo khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL quy định về thời hạn để làm giám định là:
Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày. Biên bản giám định là một cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu.
Kết quả
Cấp Chứng nhận giám định văn hóa phẩm.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1. Văn hóa phẩm nào bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định số 32/2013/TT-BVHTTDL, thì văn hóa phẩm bị cấm nhập khẩu khi có nội dung:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Kích động bạo lực; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây chia rẽ dân tộc các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
- Bí mật quốc gia;
- Mang thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; có lời lẽ xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;
- Vu khống nhằm xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm;
- Các văn hóa phẩm khác bị pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.
2. Trường hợp kết quả giám định có sai sót thì có được thực hiện giám định lại hay không?
Tại Điều 1 của Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL, có một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc cấp lại Giấy chứng nhận giám định như sau:
– Nếu có yêu cầu cấp lại thì nộp lại hồ sơ qua hai hình thức: đường bưu điện; hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả.
– Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận giám định;
- Nếu có sự thay đổi về nội dung thì nộp lại: Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng; hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc.
- Nếu bị hư hỏng phải nộp Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị hư hỏng.
- Nếu có sự thay đổi về thông tin phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh sự thay đổi đó; rồi nộp lại Giấy chứng nhận tổ giám định.
Như vậy, nếu kết quả giám định có sai sót thì được thực hiện giám định lại.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
- Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm;
- Văn hoá phẩm xuất khẩu cần giám định;
- Hồ sơ bao gồm các giấy tờ có liên quan cho việc giám định;
- Thông tin của văn hoá phẩm xuất khẩu;
- Các thông tin cần thiết cho từng trường hợp.
Phạm vi công việc
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến việc xin cấp Giấy phép chứng nhận giám định;
- Nhận tài liệu liên quan của khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
- Trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn, chuẩn bị các điều kiện để được cấp Biên bản giám định;
- Tham gia trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở;
- Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả; gửi giấy phép theo đúng thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.