Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Nhượng quyền thương mại (‘NQTM”) đang là xu thế hiện nay tại Việt Nam, không chỉ NQTM quốc tế vào Việt Nam, mà cả NQTM Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền thương mại trong nước. Đứng ở góc độ pháp lý thì thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nội dung
Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ kèm theo các điều kiện sau:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
– “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
Có thể thấy rằng Luật thương mại quy định rất chung chung về vấn đề nhượng quyền thương mại và để ngỏ cho các bên tự do thỏa thuận. Nếu các bên không lường trước các tình huống có thể sảy ra để tạo ra “luật riêng” thì rất dễ rủi ro và tranh chấp.
Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam – Rủi ro pháp lý
Đối với bên nhận quyền:
– Đối tượng nhượng quyền (nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế…) chưa được đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc đã đăng ký sở hữu trí tuệ nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Rủi ro có thể sảy ra là hợp đồng nhượng quyền bị vô hiệu vì đối tượng của hợp đồng không tồn tại.
– Năng lực của bên nhượng quyền không đủ để đào tạo, cung cấp, quảng cáo… cho bên nhận quyền phát triển thương hiệu.
– Cạnh tranh không lành mạnh là rủi ro sảy ra khi Bên nhượng quyền ký kết hợp đồng nhượng quyền với nhiều thương nhân mà có cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với Bên nhận quyền. Ví dụ: Cửa hàng nhượng quyền Bánh mì Tuấn Mập đã ký hợp đồng với của hàng cách cửa hàng của bên nhân quyền 1km, làm giảm doanh số bán hàng của bên nhận quyền hoặc Cửa hàng bánh mỳ Tuấn mập mở thêm 1 thương hiệu bánh mỳ nữa đối diện cửa hàng của bên nhận quyền. Hoặc đơn giản là sự thiên vị của bên nhượng quyền cho 1 bên nhận quyền nào đó mà không có sự công bằng giữa các bên.
– Các yếu tố gây ảnh hưởng đến doanh thu của Bên nhận quyền do tuân thủ các cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhận quyền như: Sự khác biệt về văn hóa mua hàng, khẩu vị, sở thích của khách tại địa phương của bên nhận quyền. Nhưng bên nhận quyền vẫn phải tuân thủ mà không được thay đổi.
– Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhiều rủi ro: Bị tăng giá thuê, bị lấy lại mặt bằng, thay đổi chủ sở hữu…
Đối với bên nhượng quyền:
– Bên nhận quyền không tuân thủ đầy đủ các cách thức tổ chức kinh doanh dẫn đến làm giảm sút giá trị sản phẩm và dịch vụ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu, làm khách hàng quay lưng với thương hiệu của do bên nhượng quyền xây dựng.
– Bên nhận quyền sử dụng nguyên liệu giá rẻ hoặc chất lượng kém để thay thế cho nguyên liệu của bên nhận quyền.
– Bị bên nhận quyền nắm bắt các bí quyết kinh doanh, thị trường, nguyên liệu, khách hàng rồi tạo ra một thương hiệu mới nhưng cách thức kinh doanh giống với bên nhượng quyền.
– Bên nhận quyền thay đổi địa chỉ, buộc bên nhượng quyền phải xây dựng lại thương hiệu từ đầu.
– Bên nhận quyền có thể thực hiện việc nhượng quyền thứ cấp sau lưng bên nhượng quyền cho bên thứ ba.
Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam – Giải pháp
– Hợp đồng nhượng quyền cần chặt chẽ, chi tiết và phải tiên liệu những rủi ro có thể sảy ra.
– Đảm bảo các đối tượng nhượng quyền phải được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
– Phải có sự hỗ trợ, đối thoại liên tục giữa bên nhận quyền và bên nhận quyền cả trước, trong và sau khi nhận nhượng quyền để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình hoạt động.
– Các bên tìm hiểu về nhau trước khi nhận nhượng quyền bằng các thực hiện các điều tra pháp lý của các bên để đánh giá được năng lực tài chính, quản lý, uy tín thương hiệu, sự phát triển bền vững của thương hiệu trong tương lai.
– Thực hiện việc tranning, đào tạo cho bên nhận quyền và thực hiện việc kiểm tra sát sao đối với bên nhận quyền.
Việc kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là phương thức hấp dẫn trên cả thế giới. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay đang để ngỏ để các bên có thể tự do thỏa thuận với nhau. Do đó, việc có một hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ, chi tiết, thể hiện rõ các quyền và lợi ích của các bên cũng như cách thức giải quyến tranh chấp thì hình thức kinh doanh này sẽ ngày càng phát triển hơn nữa mặc cho thực trang nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có như thế nào.