Hướng dẫn thực hiện tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu
Hiện nay, pháp luật cũng quy định các cơ sở khám chữa bệnh cần phải thực hiện thủ tục phê duyệt danh mục kỹ thuật. Tuy nhiên tờ trình xin phê duyệt trong bộ hồ sơ phê duyệt danh mục kỹ thuật được viết như thế nào; quy trình viết ra sao thì hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh còn khá là vướng mắc. Vậy để Hướng dẫn thực hiện tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu được chuẩn xác nhất và phù hợp với quy định pháp luật? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật là gì?
- 3 Điều kiện thực hiện tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu
- 4 Hồ sơ xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu
- 5 Quy trình nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật
- 6 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 7 Dịch vụ tư vấn xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Thông tư 43/2013/TT-BYT
Tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật là gì?
Theo quy định pháp luật cơ sơ khám chữa bệnh phải được phê duyệt danh mục kỹ thuật. Cơ sở muốn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật; cần phải nộp hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, tờ trình xin phê quyệt danh mục kỹ thuật; là một văn bản để đề nghị việc phê duyệt danh mục kỹ thuật cho cơ sở đó.
Điều kiện thực hiện tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu
1/ Cần phải chuẩn bị đầy đủ thành phần và số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật;
2/ Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố như:
- Các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai phải được thực hiện theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở đó;
- Các kỹ thuật của tuyến trên mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện;
- Phải có Hồ sơ mô tả năng lực về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
- Về Bảng danh mục kỹ thuật trình bày theo đúng kết cấu (chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật mà Bộ Y tế đã quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT; Chẳng hạn như:
Cột 1: Số thứ tự kỹ thuật của cơ sở KBCB.
Cột 2: Số thứ tự kỹ thuật của Thông tư 43/2013/TT-BYT.
Cột 3: Tên chương, mục, tiểu mục chuyên khoa, tên kỹ thuật theo đúng Thông tư 43/2013/TT-BYT.
- Danh mục kỹ thuật các chuyên khoa nối liền nhau tạo thành bảng liên tục. Nếu có cả danh mục kỹ thuật đúng tuyến và vượt tuyến thì làm thành 02 bảng: danh mục kỹ thuật đúng tuyến; danh mục kỹ thuật vượt tuyến.
- Xây dựng danh mục kỹ thuật phải đúng theo phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh.
3/ Phân đúng tuyến về chuyên môn kỹ thuật;
4/ Phải thực hiện đúng quy trình thủ tục mà pháp luật quy định;
5/ Hồ sơ phải được nộp đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu
Thành phần và số lượng hồ sơ
Hồ sơ phê duyệt danh mục kỹ thuật gồm có:
- Công văn đề nghị;
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật;
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt.
Trong đó, tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật nói trên chính là công văn đề nghị; nằm trong hồ sơ xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu; được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 43/2013/TT-BYT.
1/ Công văn đề nghị;
2/ Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật;
3/ Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt, gồm:
– Các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở đó;
– Các kỹ thuật của tuyến trên mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện; đang tổ chức triển khai thực hiện;
– Hồ sơ mô tả năng lực về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
Phải trình bày Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt theo đúng kết cấu (chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của Danh mục kỹ thuật.
– Về số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đối tượng thực hiện hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật
Tổ chức (các cơ sở khám chữa bênh) hoặc cá nhân.
Quy trình nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật
Thẩm quyền phê duyệt
1/ Bộ trưởng Bộ Y tế:
– Phê duyệt lần đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ, ngành khác và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân do Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
– Phê duyệt đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế nhưng Sở Y tế chưa đủ khả năng thẩm định về chuyên môn.
2/ Giám đốc Sở Y tế:
– Phê duyệt lần đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế, của Bộ, ngành khác trên địa bàn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động; trừ các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.
– Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Sở Y tế nhưng Sở Y tế chưa đủ khả năng thẩm định về chuyên môn thì đề nghị Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ;
Bước 2: Cơ sở khám chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền chuyên môn;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền xem xét xác định hồ sơ hợp lệ hay chưa.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo nêu rõ thành phần hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ; thì Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định. Sau đó, ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 4: Nhận kết quả.
Cách thức nộp hồ sơ
Có 02 cách thức nộp:
1/ Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chuyên môn;
2/ Nộp qua đường bưu điện.
Phí và lệ phí
Không có phí và lệ phí
Thời hạn giải quyết
Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Có thể tham khảo bài viết sau đây: Trình tự thủ tục phê duyệt danh mục kỹ thuật
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1/ Nếu trong hồ sơ bị thiếu tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật thì có được bổ sung không?
Nếu trong hồ sơ bị thiếu tờ trình xin phê duyệt thì sẽ được bổ sung. Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2013/TT-BYT; việc bổ sung hồ sơ được quy định như sau:
“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến) cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét xác định hồ sơ hợp lệ hoặc chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể tài liệu bổ sung và các nội dung phải sửa đổi, bổ sung.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo nội dung của văn bản thông báo và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản này cho đến khi hồ sơ đạt yêu cầu.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ hợp lệ hay chưa hợp lệ. Nếu như hồ sơ thiếu công văn đề nghị thì đây là trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, khi đó các cơ sở khám chữa bệnh phải tiến hành bổ sung hồ sơ (bổ sung công văn đề nghị) theo đúng yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đó.
2/ Nếu được bổ sung thì sẽ bổ sung trong giai đoạn nào?
Nếu được bổ sung thì hồ sơ sẽ được bổ sung trong giai đoạn mà cơ quan có thẩm quyền chuyên môn đã tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xem xét hồ sơ hợp lệ hoặc chưa hợp lệ.
“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp; hoặc qua đường bưu điện (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến) cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét xác định hồ sơ hợp lệ; hoặc chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể tài liệu bổ sung và các nội dung phải sửa đổi, bổ sung.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo nội dung của văn bản thông báo và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu; thì phải tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản này cho đến khi hồ sơ đạt yêu cầu.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì sau khi cơ quan có thẩm quyền chuyên môn xem xét hồ sơ hợp lệ hoặc chưa hợp lệ. Nếu như hồ sơ bị thiếu công văn đề nghị thì cơ quan đó sẽ yêu cầu bổ sung. Trường hợp sau khi đã bổ sung mà vẫn chưa đúng yêu cầu; thì hồ sơ đó sẽ được bổ sung cho đến khi hoàn chỉnh thì thôi.
3/ Thời hạn bao lâu thì không còn được bổ sung nữa? Nếu bổ sung không kịp thời hạn thì hồ sơ sẽ bị gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2013/TT-BYT; thì pháp luật không có quy định về thời hạn bao lâu không còn được bổ sung hồ sơ; cũng không quy định bổ sung không kịp thời hạn thì hồ sơ sẽ bị như thế nào; giải quyết ra sao; mà chỉ quy định hồ sơ sẽ được bổ sung cho đến khi nó hoàn chỉnh.
“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp; hoặc qua đường bưu điện (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến) cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét xác định hồ sơ hợp lệ; hoặc chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể tài liệu bổ sung; các nội dung phải sửa đổi, bổ sung.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung; sửa đổi hồ sơ theo nội dung của văn bản thông báo và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở khám bệnh; chữa bệnh đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu; thì phải tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản này cho đến khi hồ sơ đạt yêu cầu.”
Như vậy; căn cứ vào quy định trên thì hồ sơ sẽ được bổ sung cho đến khi cơ sở đó hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn.
Dịch vụ tư vấn xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
- Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật;
- Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt.
Phạm vi công việc
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thực hiện thủ tục;
- Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh;
- Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm tra thông tin của quý khách;
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả theo đúng thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Hướng dẫn tờ trình xin phê duyệt danh mục kỹ thuật lần đầu. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.