Gia hạn Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Nhưng Giấy phép này chỉ có thời hạn là 60 tháng. Sau khi Giấy phép hết hạn, để hoạt động hợp pháp và tránh rủi ro pháp lí thì doanh nghiệp cần làm thủ tục xin Gia hạn Giấy phép hoạt động dich vụ việc làm. Qua bài viết sau, PHAM DO LAW xin đưa ra một số thông tin liên quan đến thủ tục Gia hạn Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm để quý khách có thể hiểu hơn về thủ tục này.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
- 3 Điều kiện để được gia hạn cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
- 4 Trình tự, thủ tục gia hạn cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
- 5 Được gia hạn giấy phép mấy lần?
- 6 Gia hạn giấy phép đồng thời với thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- 7 Giấy phép đã hết hạn mà không xin gia hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
- 8 Dịch vụ của Phạm Đỗ Law
Cơ sở pháp lý
Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Thời hạn của Giấy phép hoạt động dịch vụ là là 60 tháng. Sau khi hết hạn Giấy phép, doanh nghiệp cần xin gia hạn Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm để tiếp tục thực hiện hoạt động.
Điều kiện để được gia hạn cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Để được cấp Giấy phép thì doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/ND-CP:
- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện theo pháp luật quy định.
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép.
- Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo ;
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
Xem thêm: CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Trình tự, thủ tục gia hạn cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Thẩm quyền
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền.
Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ để xin gia hạn Giấy phép hoạt động:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Cách thức thực hiện, nơi nộp
- Cách thức thực hiện: Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền; hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nơi nộp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong thời hạn 20 ngày làm việc trước ngày giấy phép hết hạn; doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép gia hạn hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Được gia hạn giấy phép mấy lần?
Theo pháp luật quy định:
- Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 60 tháng.
- Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép được cấp trước đó.
Gia hạn giấy phép đồng thời với thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
Trường hợp doanh nghiệp vừa gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; cần chuẩn bị thêm các tài liệu về người đại diện theo pháp luật như sau:
- Bản lý lịch tự thuật
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1
- Bằng cấp chuyên môn hoặc tài liệu chứng minh kinh nghiệm như: hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, …
Giấy phép đã hết hạn mà không xin gia hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu Giấy phép của doanh nghiệp hết hạn nhưng không xin gia hạn thì sẽ bị phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Ngoài ra, phải trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu; và khoản tiền lãi của số tiền này.
Dịch vụ của Phạm Đỗ Law
Tài liệu Khách hàng cung cấp
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm (bản sao chứng thực)
- Những văn bản và thông tin của khách hàng liên quan đến công việc được yêu cầu trong quá trình làm việc.
Phạm vi công việc
- Tư vấn pháp luật liên quan đến Gia hạn giấy phép;
- Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ;
- Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
- Làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước trong quá trình xin gia hạn;
- Thúc đẩy tiến trình xử lý hồ sơ;
- Xin phiếu lý lịch tư pháp (nếu có)
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Phạm Đỗ Law về Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.