Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

6 thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần thực hiện

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thì cần phải thực hiện những thủ tục để tránh bị xử phạt hành chính. Việc thực hiện các thủ tục này nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật và giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Vậy các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bao gồm những thủ tục nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý quy định về thành lập doanh nghiệp

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

6 thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

Khai thuế ban đầu sau khi thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:

  • Bảng đăng ký đối với chương trình mở sổ trên máy tính;
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
  • Đăng ký hình thức đối với kế toán và sử dụng hoá đơn;
  • Quyết định bổ nhiệm đối với giám đốc của doanh nghiệp;
  • Quyết định bổ nhiệm đối với kế toán của doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh; hoặc nếu trường hợp Doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mua chữ ký số sau khi thành lập doanh nghiệp

Chữ ký số điện tử là một trong những công cụ bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp và có giá trị pháp lý tương đương với con dấu pháp nhân.

Chữ ký số giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kê khai, dễ dàng trong việc nộp thuế điện tử; trong hoạt động kê khai hải quan điện tử; các hoạt đọng kê khai bảo hiểm xã hội điện tử; giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và đấu thầu điện tử;… mà không không phải thực hiện trực tiếp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Khắc con dấu

Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp có quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung con dấu cần thể hiện được 2 thông tin quan trọng gồm: tên doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp.

Mở tài khoản ngân hàng

Mở tài khoản ngân hàng không những giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các công việc như thanh toán hóa đơn hàng hóa; dịch vụ; nộp thuế; không những dễ dàng kiểm soát dòng tiền mà còn kiểm soát các khoản chi phí của doanh nghiệp lớn hơn 20 triệu đồng trở thì bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được trừ khi tính thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp có thể đăng ký mở tài khoản công ty ở bất kỳ ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam và có thể mở nhiều tài khoản ở những ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu của công ty.

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp:

Bước 1: Chọn ngân hàng mà doanh nghiệp muốn mở tài khoản

Bước 2: Những ngân hàng sẽ có yếu cầu riêng với khách hàng. Tuy nhiên vẫn phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng đã chọn
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu (còn hiệu lực đến lưc nộp) của người đại diện theo pháp luật
  • Giấy chứng nhận mẫu con dấu
  • Một số dịch vụ khác tại ngân hàng đã chọn

Bước 3: Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ, mang hồ sơ nộp tại ngân hàng kèm theo con dấu của công ty và chuẩn bị một số tiền để nộp vào tài khoản.

Bước 4: Tiến hành đặt mua SÉC tại ngân hàng đã mở tài khoản để rút tiền khi có số dư tài khoản.

Đặt bảng hiệu treo tại trụ sở doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính; chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt hành chính hoặc các biện pháp xử phạt nặng hơn.

Thủ tục được phép sử dụng hoá đơn sau khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp sau khi thành lập nếu có nhu cầu xuất hóa đơn; thì bắt buộc phải mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước khi sử dụng 02 ngày.

Hồ sơ thông báo phát hành hoá đơn điện tử gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn (có chữ ký của người đại diện pháp luật doanh nghiệp)
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
  • Mẫu hóa đơn điện tử

Câu hỏi pháp lý thường gặp sau khi thành lập doanh nghiệp

1/ Có phải sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực hiện đủ các thủ tục trên thì doanh nghiệp được phép hoạt động không?

Khoản 2 Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Như vậy, doanh nghiệp được phép hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ các trường hợp sau:

– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: được phép hoạt động kinh doanh kể từ ngày đã đăng ký;

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề mới được phép kinh doanh.

2/ Cần lưu ý điều gì khi lắp bảng hiệu tại doanh nghiệp?

  • Bảng hiệu được lắp không che chắn những lối thoát hiểm
  • Bảng hiệu không lấn ra các vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông
  • Việc đặt Bảng hiệu phải tuân thủ theo các quy định của Luật Quảng cáo

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Pham Do Law

  1. Tư vấn hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng và tất cả các vấn đề có liên quan;
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
  4. Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Nhận kết quả và kiểm tra lại thông tin của quý khách hàng;
  6. Gửi kết quả cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có thể được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340