Thành lập công ty vệ sinh công nghiệp
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu vệ sinh. Vậy nên hiện nay lĩnh vực vệ sinh công nghiệp đang là lĩnh vực kinh doanh, đầu tư được đa số các doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, những vấn đề pháp lý bên cạnh việc kinh doanh ngành vệ sinh công nghiệp là gì? Thủ tục thành lập công ty vệ sinh công nghiệp ra sao? Hãy cùng Phạm Đỗ Law tìm hiều rõ các vấn đề pháp lý này thông qua bài viết sau.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật Đầu tư 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
Luật lao động 2019;
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 số 84/2015/QH13.
Điều kiện mở công ty vệ sinh công nghiệp
Chắc hẳn nhắc đến vệ sinh thì mọi người đều cảm thấy khó mà kinh doanh đúng không. Còn là công ty vệ sinh công nghiệp thì lại càng khó thành lập công ty, vận hành và hoạt động, đặc biệt liên quan đến vấn đề pháp lý hay vấn đề môi trường. Tuy nhiên, điều kiện thành lập công ty vệ sinh công nghiệp không hề khó.
Thành lập công ty vệ sinh công nghiệp để tiến hành kinh doanh dịch vụ bình thường như bao loại dịch vụ. Pháp luật hiện nay không quy định điều kiện ràng buộc đối với kinh doanh dịch vụ này. Bởi nhóm các ngành nghề thuộc phạm vi kinh doanh ngành dịch vụ này không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020) hoặc ngành nghề bị cấm kinh doanh (Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020).
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty vệ sinh công nghiệp thì phải tuân thủ pháp luật về an toàn lao động. Đây là lĩnh vực mặc dù không bị cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh như trên; nhưng lĩnh vực vệ sinh công nghiệp này được nhà nước rất quan tâm mảng an toàn vệ sinh lao động.
Bộ lao động thương binh và xã hội – BLĐTBXH ban hành văn bản về danh mục công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, một trong số các muc này là các công việc làm vệ sinh công nghiêp. Bởi về tính chất, vệ sinh công nghiệp là một mảng dịch vụ vệ sinh rộng, không chỉ gồm công việc vệ sinh đơn giản như dọn nhà cửa, ban công hay công viên mà còn bao gồm những phần công việc có độ nguy hiểm cao, như dọn vệ sinh ở các công trường xây dựng, lau kính trên các tòa chung cư cao tầng, sử dụng các loại hóa chất để thực hiện các công việc vệ sinh đặc trưng,…
Thủ tục thành lập công ty vệ sinh công nghiệp
– Thủ tục thành lập công ty vệ sinh công nghiệp cũng như thành lập những công ty khác.
– Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ngành nghề sau để đăng ký thành lập công ty vệ sinh công nghiệp.
Stt | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Vệ sinh chung nhà cửa | 8121 |
2 | Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt | 8129 |
3 | Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan | 8130 |
4 | Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú | 9620 |
– Cơ bản thành phần hồ sơ thành lập công ty vệ sinh công nghiệp gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Giấy tờ pháp lý (CCCD; CMND; Hộ chiếu; giấy chứng nhận thành lập công ty đối với chủ sở hữu là tổ chức,…)
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Đối với công ty cổ phần cần thêm danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
+ Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên cần thêm danh sách thành viên.
– Thành lập công ty vệ sinh công nghiệp thì bao lâu? Đây là câu hỏi chắc hẳn mọi người đều quan tâm khi có nhu cầu thành lập công ty vệ sinh công nghiệp.
Thời gian có kết quả là: 3 ngày làm việc.
Lệ phí thành lập là: 101.000 đồng.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tại đây.
xem thêm: Thủ tục thành lập công ty – nhanh và dễ dàng
Công ty vệ sinh công nghiệp có yếu tố cho thuê lại lao động không?
Theo quy định của pháp luật lao động hiện nay thì cho thuê lại lao động được hiểu là: việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó thì công ty vệ sinh công nghiệp có yếu tố cho thuê lại lao động, nhưng ở một giới hạn nhất định;
Ví dụ: Khi nhân viên của công ty cho thuê lại lao động thực hiện công việc của mình là làm vệ sinh cho một văn phòng của một công ty A, thì người nhân viên của công ty vệ sinh công nghiệp này phải theo sự chỉ đạo, điều hành của người đại diện của công ty A khi thực hiện công việc của mình trong phạm vi công việc được giao. Và người nhân viên này vẫn là nhân viên của công ty vệ sinh công nghiệp, và được công ty vệ sinh công nghiệp thanh toán tiền lương và các chế độ bảo hiểm.
Tuy nhiên, công ty vệ sinh công nghiệp có yếu tố cho thuê lại lao động chứ không phải là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Bởi doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Và cần lưu ý là hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Vấn đề an toàn lao động cho công nhân
“An toàn lao động là giải pháp phòng; chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật; tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”
Vì tính chất ngành nghề, nghề vệ sinh công nghiệp có độ nguy hiểm tương đối cao. Nên các doanh nghiệp cần trang bị cho mình và cho người lao động của mình các kỹ năng; kiến thức về an toàn lao động.và tuân thủ chặt chẽ pháp luật về an toàn lao động.
Phạm Đỗ Law chia sẻ một số ý kiến về vấn đề này như sau:
+ Đóng bảo hiểm tai nạn cho người lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện; hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
+ Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
+Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Cử người giám sát; kiểm tra việc thực hiện nội quy; quy trình; biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Thực hiện việc khai báo; điều tra; thống kê; báo cáo tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; sự cố kỹ thuật gây mất an toàn; vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê; báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn; vệ sinh lao động.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập công ty vệ sinh công nghiệp. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.