Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hoạt động vận chuyển hàng hóa hiện nay đang trở thành một ngành “hot”, rất có triển vọng. Chưa kể việc đi lại, giao thương giữa các Quốc gia cũng được nới rộng so với thời điểm dịch Covid-19. Vậy khi thành lập lập công ty vận chuyển hàng hóa cần đáp ứng những điều kiện gì? Tài liệu, hồ sơ nào cần chuẩn bị? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pham Do Law.
Nội dung
- 1 Mở công ty vận chuyển hàng hóa gồm những giấy phép gì?
- 2 Điều kiện thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
- 3 Quy trình thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
- 4 Những lưu ý sau khi thành lập công ty vận chuyển hàng hoá
- 5 Hồ sơ cần nộp khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
- 6 Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô
- 7 Phân biệt vận tải hàng hóa với bưu chính
Mở công ty vận chuyển hàng hóa gồm những giấy phép gì?
Công ty vận chuyển hàng hóa có thể đăng ký thực hiện các hoạt động sau:
– Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;
– Vận tải hàng hóa trong cảng (nâng hạ và di chuyển nội bộ);
– Vận tải hàng hóa bằng đường biển;
– Vận tải hàng hóa bằng phương tiện khác.
Với mỗi hoạt động như vậy, nếu pháp luật có yêu cầu về giấy phép riêng cho từng hoạt động thì doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các giấy phép sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mở công ty vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam;
– Giấy phép vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;
– …
Điều kiện thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
1/ Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2/ Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh. Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
3/ Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông.
4/ Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã có trình độ chuyên môn về vận tải.
5/ Có bãi đỗ xe vừa với quy mô doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cần đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Quy trình thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để đăng ký thành lập công ty vận chuyển hàng hóa, có thể lựa chọn những ngành nghề sau để đăng ký phạm vi hoạt động của doanh nghiệp:
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5210: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5229: hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
5022: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
5222: hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
5224: Bốc xếp hàng hóa
5012: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
8299: Hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa)
Khi đăng ký các ngành nghề mà công ty muốn kinh doanh. Cần dự trù được khả năng phát triển công công ty để đăng ký thêm cả các ngành nghề có liên quan. Tránh trường hợp công ty có kinh doanh cả những hoạt động khác nhưng được được đăng ký trong giấy phép kinh doanh.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Và nộp trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xem xét và cấp phép là 3 ngày làm việc. Tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về cách nộp và hồ sơ cần chuẩn bị. Khách hàng vui lòng tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thành lập công ty – Nhanh và dễ dàng, Video hướng dẫn chi tiết
Những lưu ý sau khi thành lập công ty vận chuyển hàng hoá
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện vận tải
a) Đối với vận tải bằng xe ô tô:
*Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải
Bước 2:
– Sở GTVT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
+ Hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung: Sở GTVT thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, từ ngày nhận hồ sơ;
+ Hồ sơ đạt yêu cầu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Sở GTVT thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.
+ Nếu không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở GTVT trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Đối với vận tải bằng đường biển
Giấy phép kinh doanh vận tải đã được bãi bỏ theo Nghị định số 160/2016/NĐ-CP.
Hồ sơ cần nộp khi xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (01 bản chính);
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (01 bản);
– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử) (01 bản).
Đối với hộ kinh doanh:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (01 bản chính);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (01 bản).
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô
Phù hiệu xe hay còn được biết đến với tên gọi tem xe. Nó là loại giấy tờ bắt buộc mà các phương tiện muốn kinh doanh vận tải phải có.
Điều kiện cấp phù hiệu xe ô tô
– Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng.
– Xe hợp đồng cần lắp thiết bị giám sát hành trình .
– Xe hợp đồng cần đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu (01 bản chính);
– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô; hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký.
– Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (01 bản).
Quy trình, thủ tục cấp phù hiệu xe ô tô
Bước 1: Đơn vị kinh doanh nộp 1 bộ hồ sơ đến Sở giao thông vận tải
Bước 2: Sở Giao thông vận tải cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở GTVT cấp phù hiệu cho các xe.
Nếu từ chối, Sở GTVT trả lời bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở GTVT thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến trong thời hạn 01 ngày làm việc, từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 4: Sở GTVT kiểm tra thông tin về tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ:
+ Phương tiện chưa có trên hệ thống thì thực hiện cấp phù hiệu;
+ Phương tiện đã có trên hệ thống, Sở GTVT tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Đến tại Sở GTVT đang quản lý phương tiện để đề nghị xác nhận; và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở GTVT nhận được đề nghị phải trả lời, trường hợp không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do. Sở GTVT nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu sau khi phương tiện được gỡ khỏi hệ thống.
Phân biệt vận tải hàng hóa với bưu chính
Vận tải hàng hóa | Bưu chính | |
Phương tiện | Xe tải, xe container, xe ô tô, xe máy, xe bồn…
Tùy thuộc mục đích vận tải mà mỗi phương tiện có kích thước lớn nhỏ khác nhau. |
Các công ty bưu chính thường sử dụng máy bay làm phương tiện chính; kết hợp với các phương tiện đường bộ khác. |
Thời gian vận chuyển | Mất nhiều thời gian hơn do phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển và tuyến đường | Thời gian được rút ngắn nhiều hơn |
Khối lượng hàng hóa | Có thể vận chuyển nhiều hàng hóa với khối lượng và số lượng lớn | Phù hợp với các hàng hóa cỡ nhỏ
Dễ vận chuyển Không cần đến phương tiện phụ trợ để nâng đỡ hàng hóa |
Chi phí | Chi phí đắt hơn | Chi phí rẻ hơn, hỗ trợ dịch vụ thu tiền hộ |
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.