Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm chi tiết nhất

Kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm hiện nay đang là một trong những ngành nghề được quan tâm. Để kinh doanh dịch vụ này, bạn cần xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Hãy cũng Phạm Đỗ Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
  • Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Quy định hoạt động dịch vụ việc làm

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện hoạt động này khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp căn cứ vào Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp hoạt động của dịch vụ việc làm

  1. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
  2. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
  3. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
  4. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
  5. Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
  6. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 

Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.

Điều kiện về trụ sở

Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên

Phải thực hiện ký quỹ

Doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng tại Ngân hàng.

Điều kiện về nhân sự

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

  1. Đủ điều kiện là người quản lý doanh nghiệp (theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020)
  2. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm.
  3.  Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn; hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề

Và một số yêu cầu khác theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 14 của Nghị định 23/2021/NĐ-CP

Quy trình và thủ tục cấp Giấy phép dịch vụ việc làm

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Với hình thức hoạt động dịch vụ việc làm Doanh nghiệp có thể thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, … tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của chủ sở hữu Doanh nghiệp để lựa chọn ra mô hình công ty phù hợp.Thủ tục thành lập Doanh nghiệp được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở trong thời gian từ 3-6 ngày làm việc.

Lưu ý: khi đăng ký hoạt động dịch vụ việc làm phải đăng ký mã ngành nghề phù hợp

Ví dụ: Mã ngành: 7810 – Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTG

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết Thành lập công ty nhanh và dễ dàng

Bước 2: Thực hiện ký quỹ

– Doanh nghiệp phải hoàn tất việc ký quỹ đầy đủ trước khi xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

– Cơ quan có thẩm quyền: ngân hàng thương mại của Việt Nam

– Số tiền ký quỹ: 300.000.000 đồng

Lưu ý:  Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng nhận ký quỹ và phù hợp quy định của pháp luật.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 

– Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Thời hạn: trong 07 ngày làm việc

– Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định.

+ Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm

+ Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Và một số thành phần hồ sơ về lý lịch tư pháp và bằng cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Tiến hành thông báo

– Sau khi được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm Doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thông báo tại 02 cơ quan

+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (trong thời hạn 20 ngày sau khi được cấp giấy phép).

+ Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động ( trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động)

Như vậy Doanh nghiệp cần lưu ý 02 mốc thời gian sau khi được cấp giấy phép và sau khi Doanh nghiệp hoạt động phải tiến hành thực hiện thông báo.

Các câu hỏi thường gặp

Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có mất phí hay lệ phí gì không?

Hiện tại theo quy định pháp luật thì khi xin cấp giấy phép dịch vụ việc làm (bước 3) thì Doanh nghiệp sẽ không phải trả phí và lệ phí. Tuy nhiên Doanh nghiệp phải dự trù các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

Ký quỹ chưa xong thì có được cấp giấy phép không?

Doanh nghiệp phải thực hiện việc ký quỹ rồi mới xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Đây là một điều kiện bắt buộc Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ trước khi xin cấp giấy phép.

Một số lưu ý sau khi được cấp Giấy phép dịch vụ việc làm

Chế độ báo cáo của Doanh nghiệp dịch vụ việc làm

Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm.

Nội dung báo cáo: tình hình hoạt động dịch vụ việc làm.

Thời hạn thực hiện báo cáo: trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hằng năm.

Không thực hiện báo cáo thì bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định. Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về dịch vụ việc làm như sau về vi phạm quy định về dịch vụ việc làm

Thời hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 

Giấy phép dịch vụ việc làm có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp giấy phép.

Nếu như gần hết thời hạn mà vẫn tiếp tục hoạt động  thì phải xin gia hạn giấy phép. Giấy phép hoạt động dịch vụ được gia hạn nhiều lần; mỗi lần gia hạn có thời hạn 05 năm (60 tháng).

Trường hợp hoạt động dịch vụ việc làm không có giấy phép; hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 45 triệu đến 60 triệu đồng; căn cứ theo Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Xem thêm: GIA HẠN GIẤY PHÉP DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm – Thủ tục đầy đủ và chi tiết. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340