Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Loại ngành nghề ‘kiểm toán’ ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Vì thế, trong sự phát triển theo xu thế mới hiện nay, xu hướng đầu tư vào các ngành kinh doanh dịch vụ kiểm toán của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao. Để tránh những rào cản pháp lý không cần thiết trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về “Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán.”
Nội dung
- 1 1.Cơ sở pháp lý
- 2 2. Kiểm toán là gì?
- 3 3. Điều kiện Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- 4 4.Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- 5 5.Trình tự thủ tục Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- 6 6.Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
- 7 7.Dịch vụ Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1.Cơ sở pháp lý
-Điều ước quốc tế:WTO, AFAS, CPTPP
-Luật Việt Nam
- Luật đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật kiểm toán độc lập năm 2011;
- Luật kiểm toán 2015
- Nghị định 17/2012/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập;
- Thông tư 203/2012/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2020/TT-BTC và Thông tư 43/2023/TT-BTC).
2. Kiểm toán là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể nào liên quan đến việc định nghĩa hoạt động kiểm toán, tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính thì kiểm toán được hiểu theo nghĩa chung như sau: “Kiểm toán là hoạt động thu thập, đánh giá, xác thực các bằng chứng về thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra kết luận về tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính đó so với các chuẩn mực đã được thiết lập.”
Từ định nghĩa trên, ta cần quan đến một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan như sau:
-‘Kiểm toán độc lập’ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.( Khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán 2011)
– ‘Kiểm toán hoạt động’ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán (Khoản 11 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011)
3. Điều kiện Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Theo Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định thì nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam về lĩnh vực kiểm toán được hoạt động dưới những loại hình sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Mỗi loại hình đều có những quy định và điều kiện khác nhau, cụ thể:
3.1.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
-Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn.
- Cụ thể, theo Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định thì: “Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.”
-Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
-Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam, được quy định cụ thể tại Điều của Nghị định 17/2012/NĐ-CP.
-Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề. Cụ thể:
- Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
- Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
3.2.Công ty hợp danh
Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;
3.3.Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
3.4.Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
- Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (được hướng dẫn bởi Điều 8 của Nghị Định 17/2012/NĐ-CP)
4.Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
- Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.
5.Trình tự thủ tục Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
*Trường hợp 1: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán có vốn nước ngoài:
– Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
- Cơ quan tiếp nhận: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
- Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
-Bước 2: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán có vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
-Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
- Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.
*Trường hợp 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ kiểm toán
-Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
- Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
-Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên, chủ sở hữu.
- Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trước năm liền kề đăng ký).
6.Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và thời gian xử lý được quy định tại Luật kiểm toán độc lập 2011 như sau:
-Cơ quan tiếp nhận: Bộ tài chính.
-Thời gian xử lý:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. (trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do).
- Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.
7.Dịch vụ Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Đối với thủ tục Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kiểm toán, công ty Phạm Đỗ Law chúng tôi có những dịch vụ để hỗ trợ quý khách như sau:
- Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
- Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
- Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép theo yêu cầu chuyên ngành, làm dấu pháp nhân, thủ tục sau thành lập công ty,…;