Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Dệt may là ngành công nghiệp thiết kế, nhằm đáp ứng nhu cầu mặc của con người. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã  xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đây là một trong những ngành chủ chốt xuất khẩu của nước ta. Để đưa sản phẩm may mặc ra thị trường cần phải công bố hợp quy sản phẩm dệt may. Pham Do Law xin giới thiệu về quy trình công bố này trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

Thông tư 21/2017/TT-BCT

Quyết định số 560/QĐ-BCT

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Thông tư 02/2017/TT-BKHCN

Nghị định 107/2016/NĐ-CP

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may là gì?

Khái niệm về công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm dệt may phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Lợi ích công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Theo quy định, công bố hợp quy là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may.

Một số lợi ích kể đến khi công bố sản phẩm dệt may như sau:

– Tổ chức, cá nhân khẳng định sản phẩm của mình là đảm bảo chất lượng;

– Tạo được thương hiệu cho sản phẩm và cho tổ chức, cá nhân;

– Đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm;

– Lượng khách hàng ổn định, tăng doanh thu kinh doanh;

– Cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý chất lượng các sản phẩm trong ngành dệt may.

Các loại sản phẩm dệt may nào cần công bố hợp quy?

Sản phẩm dệt may là sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công. Như sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Hoặc sản phẩm có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 01: 2017/BCT quy định 03 nhóm sản phẩm dệt may cần công bố hợp quy là:

– Nhóm số 01: sản phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi hoặc chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền;

– Nhóm số 02: sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da;

– Nhóm số 03: sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da.

Danh mục sản phẩm dệt may cần công bố hợp quy được quy định tại QCVN 01:2017/BCT. Khách hàng có thể xem chi tiết các sản phẩm tại quy định này.

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân

Hồ sơ công bố

Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân là một trong 02 hình thức công bố hợp quy

Hồ sơ quy định cho hình thức dựa trên kết quả tự đánh giá như sau:

– Mẫu bản công bố hợp quy;

– Bản báo cáo tự đánh giá. Theo đó cần thể hiện những nội dung:

+ Thông tin của tổ chức, cá nhân: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm dệt may;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Bản kết luận sản phẩm dệt may phù hợp với QCVN;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm phù hợp với QCVN. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm và kết quả tự đánh giá.

Lưu ý: đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu cần bổ sung thêm:

+ Nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật;

+ Nhà sản xuất , xuất xứ, khối lượng, số lượng;

+ Cửa nhập khẩu,

+ Thời gian nhập khẩu;

+ Hợp đồng;

+ Danh mục hàng hóa, hóa đơn, vận đơn hoặc chứng từ vận tải hợp lệ;

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Trình tự công bố

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ giấy tờ nêu trên.

Quy trình nộp hồ sơ công bố hợp quy như sau:

– Một bộ nộp đến Sở Công Thương. Tổ chức, cá nhân chọn một trong 03 cách nộp như sau:

+ Thứ nhất, nộp trực tiếp tại Sở;

+ Thứ hai, nộp qua đường bưu điện;

+ Thứ ba, cá nhân, tổ chức nộp qua cổng thông tin điện tử một cửa của Sở Công Thương.

– Bộ còn lại, tổ chức, cá nhân chủ động lưu giữ. Điểm b khoản 5 Điều 16 TT28/2012/TT-BKHCN có quy định về lưu giữ như sau:

Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát

Sau khi tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đến Sở Công Thương  sẽ được phép đưa sản phẩm ra thị trường.

Số trong bản công bố hợp quy sẽ được ký hiệu X/Y, theo đó:

– X: mã số doanh nghiệp;

– Y: số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương.

Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

Hồ sơ công bố

Dựa trên kết quả bên thứ ba là hình thức thứ hai của công bố lập quy. Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Mẫu bản công bố hợp quy;

– Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (bản sao y bản chính);

– Mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định.

Trình tự công bố

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ giấy tờ nêu trên.

Quy trình nộp hồ sơ công bố hợp quy như sau:

Quy trình nộp hồ sơ công bố hợp quy như sau:

– Một bộ nộp đến Sở Công Thương. Tổ chức, cá nhân chọn một trong 03 cách nộp như sau:

+ Thứ nhất, nộp trực tiếp tại Sở;

+ Thứ hai, nộp qua đường bưu điện;

+ Thứ ba, cá nhân, tổ chức nộp qua cổng thông tin điện tử một cửa của Sở Công Thương.

Sau khi tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đến Sở Công Thương  sẽ được phép đưa sản phẩm ra thị trường.

Số trong bản công bố hợp quy sẽ được ký hiệu X/Y, theo đó:

– X: mã số doanh nghiệp;

– Y: số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương.

– Bộ còn lại tổ chức, cá nhân tự lưu giữ. Quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 TT28/2012/TT-BKHCN về lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy như sau:

Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

cong-bo-hop-quy-san-pham-det-may

Các lưu ý khi thực hiện thủ tục công bố hợp quy sản phẩm

– Tài liệu trong hồ sơ nộp công bố hợp quy sản phẩm may mặc phải bằng tiếng Việt. Trường hợp, sản phẩm nhập khẩu thì giấy tờ nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng;

– Nộp đúng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ của tổ chức, cá nhân;

– Đóng lệ phí đầy đủ;

– Cung cấp tài liệu bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khi cơ quan nhà nước yêu cầu;

– Lựa chọn cơ quan giám định sản phẩm được cấp phép;

Tổ chức, cá nhân tham khảo danh sách các tổ chức chứng nhận/giám định chất lượng sản phẩm dệt may chỉ định ở QĐ 560/QĐ-BCT;

– Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo luật định. Đây là cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận/ giám định được chỉ định thì thời gian giải quyết hồ sơ là bao lâu?

– Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan chuyên ngành sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố:

+ Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cơ quan chuyên ngành ra thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

+ Hồ sơ đầy đủ nhưng không hợp lệ: cơ quan chuyên ngành sẽ thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ bằng văn bản.

– Hồ sơ không đầy đủ:

+ Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;

+ Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo bổ sung mà tổ chức, cá nhân không thực hiện thì cơ quan chuyên ngành hủy bỏ việc xử lý.

Giấy chứng nhận được sử dụng để công bố hợp quy. Như vậy khi được cấp giấy chứng nhận thì có cần thực hiện việc lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm hay không?

Sản phẩm dệt may được cấp giấy chứng nhận sinh thái thì không cần thực hiện lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm.

Điểm 2.3.2 của QCVN 01: 2017/BCT có quy định về Giấy chứng nhận sinh thái như sau:

Được cấp Giấy chứng nhận (GCN) sinh thái không phải thực hiện việc lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm:

GCN sinh thái phải gồm đầy đủ các thông tin: Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; tên sản phẩm; thành phần nguyên liệu phù hợp với sản phẩm; tên và chữ ký của đại diện tổ chức cấp Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận được sử dụng để công bố hợp quy. Danh mục nhãn sinh thái được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quy chuẩn này.”

Như vậy, lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm là bắt buộc khi công bố hợp quy sản phẩm dệt may. Ngoại trừ, sản phẩm dệt may đã được cấp Giấy chứng nhận sinh thái.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Pham Do Law cung cấp dịch vụ công bố hợp quy sản phẩm dệt may bao gồm:

– Đánh giá sơ bộ về sản phẩm dệt may và giấy tờ pháp lý hiện có;

– Tư vấn, làm báo cáo tự đánh giá sản phẩm;

– Thực hiện thủ tục kiểm định chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

– Làm hồ sơ công bố hợp quy;

– Liên hệ cơ quan nhà nước nộp hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may;

– Thông báo và trả kết quả hoàn thành việc công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

 

 

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340