Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi muốn đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi. Vậy hồ sơ và trình tự thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi như thế nào? Pham Do Law xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình về vấn đề trên.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Khái niệm công bố hợp quy
- 3 Các loại thức ăn chăn nuôi nào cần chứng nhận hợp quy?
- 4 Tiêu chuẩn và điều kiện của thức ăn chăn nuôi được chứng nhận hợp quy
- 5 Hồ sơ công bố thức ăn chăn nuôi hợp quy
- 6 Thủ tục và trình tự công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
- 7 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 8 Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
Luật Đầu tư 2020;
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Khái niệm công bố hợp quy
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, công bố hợp quy được định nghĩa như sau:
“2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Công bố hợp quy là gì?
Theo định nghĩa trong văn bản pháp luật tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN; công bố hợp quy thực phẩm có thể hiểu là việc các tổ chức; cá nhân tự thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trước khi đưa sản phẩm đó lưu hành ra thị trường, dù đó thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước.
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành; kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định phải công bố hợp quy theo thủ tục tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Do đó, để đảm bảo doanh nghiệp lưu hành thức ăn chăn nuôi ra thị trường đúng theo các quy định của pháp luật thì doanh phải công bố hợp quy.
Thứ hai, việc công bố hợp quy là một yếu tố quan trọng nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp, là một sự khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, đây là một nhân tố tạo nên niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vì sự tăng trưởng và sức khỏe của vật nuôi là sự quan tâm hàng đầu khi người chăn nuôi lựa chọn sản phẩm; do đó khi doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm của mình sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng và có lợi thế hơn trong thị trường cạnh tranh.
Thứ ba, hiện tại thị trường thức ăn chăn nuôi đa dạng về mặt hàng và chủng loại vì vậy, khả tồn tại hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng là rất cao. Do vậy, khi thông qua chứng nhận sẽ tổ chức có thẩm quyền sẽ giám sát được chặt chẽ hơn đồng thời tăng chất lượng sản phẩm khi lưu thông.
Nguyên tắc công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy phải dựa theo các nguyên tắc tại Điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:
”1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Các loại thức ăn chăn nuôi nào cần chứng nhận hợp quy?
1/ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn
2/ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà
3/ Thức ăn cho bê và bò thịt
4/ Thức ăn hỗn hợp cho gà
Tiêu chuẩn và điều kiện của thức ăn chăn nuôi được chứng nhận hợp quy
Tiêu chuẩn chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Thức ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
Điều kiện thức ăn chăn nuôi được lưu hành
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp có đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thì doanh nghiệp phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Doanh nghiệp phải có kết quả khảo nghiệm thức ăn trên vật nuôi.
- Đối với loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thì doanh nghiệp phải có kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá.
- Phiếu kết quả thử nghiệm về những chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao).
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu mộc xác nhận từ nhà sản xuất).
Hồ sơ công bố thức ăn chăn nuôi hợp quy
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
1/ Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (bản chính hoặc bản sao).
2/ Phiếu kết quả kiểm nghiệm thức ăn trong vòng 12 tháng.
3/ Mẫu nhãn sản phẩm (có ghi thông tin sản phẩm, có đóng dấu mộc xác nhận từ nhà sản xuất).
4/ Mẫu thức ăn để phục vụ việc công bố.
5/ Chứng nhận iso 9001 hoặc tương đương
6/ Bản sao Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP do cơ quan có thẩm quyền câp.
7/ Thực hiện công bố hợp quy.
Xử lý hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
- Hoàn chỉnh hồ sơ
- Thực hiện xét nghiệm mẫu
- Nộp hồ sơ
- Thẩm định hồ sơ; theo dõi kết quả
- Cấp giấy chứng nhận
Thủ tục và trình tự công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Trình tự thực hiện
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của thức ăn chăn nuôi; đánh giá các tiêu chí với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Đánh giá hợp quy). Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để thực hiện công bố hợp quy.
Việc đánh giá thực hiện theo theo 2 hình thức:
- Cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi tự đánh giá hợp quy
- Cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuê tổ chức chứng nhận được chỉ định đánh giá hợp quy. Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Bước 2: Đăng ký công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt cơ sở.
Kết quả
Công bố hợp quy được cơ quan có thẩm quyền xác ngận hoặc Giấy chứng nhận hợp quy.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1/ Hồ sơ hợp quy có nội dung đã đăng ký cần thực hiện công bố lại khi nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 16 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về trường hợp công bố hợp quy lại như sau:
”8. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.”
2/ Khi phát hiện sự không phù hợp của thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
”4. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
a) Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
b) Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.”
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
1/ Giấy đăng ký kinh doanh.
Phạm vi công việc
1/ Nhận tài liệu quý khách cung cấp.
2/ Soạn thảo hồ sơ đầy đủ; hoàn chỉnh đúng quy định và trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
3/ Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện và được ký kết; chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
4/ Trực tiếp theo dõi các dữ liệu từ chuyên viên tiếp nhận; hoàn thành các yêu cầu của chuyên viên.
5/ Đồng hành trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở cùng quý khách.
6/ Kiểm tra thông tin của quý khách và nhận kết quả.
7/ Gửi kết quả cho quý khách.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.