Quy định của pháp luật về công bố hợp quy
Chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất của sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm đưa vào trực tiếp cơ thể. Vì chất lượng kém sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó, pháp luật đã đưa ra các quy định về công bố hợp quy. Mục đích để kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm. Thủ tục công bố hợp quy sẽ được Pham Do Law giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Luật 68/2006/QH11
Luật 05/2007/QH12
Nghị định 127/2007/NĐ-CP
Nghị định 132/2008/NĐ-CP
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
Thông tư 183/2016/TT-BTC
Công bố hợp quy là gì?
Tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đáp ứng được quy định theo pháp luật thì gọi là công bố hợp quy. Tùy vào từng loại đối tượng mà sẽ có các văn bản pháp luật điều chỉnh riêng.
Khoản 2 Điều 3 Luật 68/2006/QH11 có quy định khái niệm quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật có những đặc điểm sau đây:
“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.”
Đối tượng nào cần công bố hợp quy?
Đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật sẽ cần công bố hợp quy. Gồm những đối tượng quy định tại Điều 2 NĐ 127/2007/NĐ-CP.:
“1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;
2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế – xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;
5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.”
Hồ sơ công bố hợp quy gồm những gì?
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba)
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả bên thứ ba, hồ sơ bao gồm:
– Mẫu công bố hợp quy. (Mẫu 2).
– Bản sao y bản chính:
+ GCN phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;
+ Mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận tổ chức chứng nhận chỉ định.
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Công bố hợp quy dựa trên kết quả bên thứ nhất, hồ sơ bao gồm:
– Mẫu công bố hợp quy. (Mẫu 2).
– Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
+ Tên của tổ chức, cá nhân;
+ Địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax;
+ Tên sản phẩm, hàng hóa (đầy đủ, chi tiết);
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Quy trình công bố hợp quy
Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
1. Các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định dựa trên kết quả tự đánh giá;
– Sau khi nộp hồ sơ tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
2. Hàng hóa nhập khẩu:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu;
Trong 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;
– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
– Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định.
Công bố hợp quy dựa trên kết quả được chỉ định
1. Các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ theo quy định. Kèm theo bản sao y GCN quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
– Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu. Kèm theo bản sao y GCN quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
– Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
– Sau khi có kết quả , tổ chức, cá nhân nộp bản sao y Thông báo cho hải quan để được thông quan.
Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu cần cung cấp các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa,
– Địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, fax;
– Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại (đầy đủ và chi tiết);
– Đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng (giấy tờ kèm theo);
– Cửa khẩu nhập; thời gian nhập sản phẩm, hàng hóa;
– Hợp đồng nhập khẩu;
– Danh mục hàng hóa nhập khẩu;
– Hóa đơn; vận đơn;
– Tờ khai hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cơ quan và thời gian giải quyết hồ sơ công bố hợp quy
Cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ định. Sau đây được viết tắt là CQCN.
Số lượng hồ sơ tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị: 02 bộ
– Một bộ nộp cho cơ quan chuyên ngành;
– Một bộ tổ chức, cá nhân tự lưu giữ.
Thời gian giải quyết hồ sơ:
– Hồ sơ không đầy đủ:
+ Trong 03 (ba) NLV kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQCN thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung.
+ Sau thời hạn 15 (mười lăm) NLV, mà hồ sơ không được bổ sung đầy đủ, CQCN có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
– Hồ sơ đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) NLV nhận được hồ sơ CQCN kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Hồ sơ công bố đầy đủ và hợp lệ, CQCN ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
Thời hạn của Thông báo: theo giá trị của GCN hợp quy. Hoặc có giá trị ba (03) năm đối với trường hợp tự đánh giá hợp quy;
– Hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, CQCN thông báo bằng văn bản về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký công bộ hợp quy: 150.000 đồng/giấy đăng ký.
Mức thu được quy định tại Điều 3 TT183/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Pham Do Law cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:
– Tư vấn pháp luật về lĩnh vực công bố hợp quy;
– Tư vấn hồ sơ cần nộp cho cơ quan chuyên ngành;
– Hỗ trợ thủ tục làm bản tự công bố;
– Tiến hành thủ tục chứng nhận sản phẩm do tổ chức chứng nhận được chỉ định;
– Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan thẩm định;
– Soạn, nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên ngành;
– Báo cáo kết quả công việc hoàn thành xong thủ tục công bố hợp quy.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Quy định của pháp luật về công bố hợp quy. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác