Thủ tục tự công bố sản phẩm tinh dầu
Thủ tục tự công bố sản phẩm tinh dầu
Tinh dầu là sản phẩm đang được mọi người yêu thích hiện nay. Sản phẩm này dùng để thư giãn, chăm sóc da mặt, làm nước hoa,… Vì vậy, hiện có rất nhiều cơ sở đang muốn sản xuất và kinh doanh sản phẩm tinh dầu. Thủ tục tự công bố sản phẩm tinh dầu cần tiến hành như thế nào. Hãy cùng Pham Do Law tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Luật an toàn thực phẩm 2010
Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Thông tư 11/2021/TT-BKHCN
Khái niệm công bố sản phẩm tinh dầu
Thế nào là sản phẩm tinh dầu?
Tinh dầu là dạng chất lỏng, bay hơi và có mùi hương. Nguyên liệu làm ra sản phẩm tinh dầu là từ các bộ phận của thực vật. Tùy vào từng loại thực vật mà có thể lấy tinh dầu từ vỏ, lá, thân, rễ,…Đây là sản phẩm đa phần không màu, ngoại trừ một số loại như cam ngọt, sả chanh,…sẽ có màu vàng.
Để làm ra sản phẩm tinh dầu, có thể kể đến 03 phương pháp phổ biến sau đây:
– Phương pháp chưng cất: quy trình đơn giản, dễ làm nhưng chỉ chiết được nguồn nguyên liệu chứa hàm lượng tinh dầu cao.
– Phương pháp trích ly: gồm trích ly động nhanh và trích ly tĩnh chậm. Quy trình chiết đơn giản nhưng dùng dung môi dễ bay hơi.
– Phương pháp ép lạnh: cho ra sản phẩm chất lượng cao. Hạn chế nguyên liệu phải có vỏ tươi, giàu nguồn tinh dầu và dễ lấy như vỏ cam, chanh, bưởi,…
Lợi ích công bố sản phẩm tinh dầu
Công bố sản phẩm là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cần tuân theo quy định của pháp luật.
Khi hoàn thành thủ tục công bố, sẽ có rất nhiều lợi ích cho cơ sản sản xuất, kinh doanh như:
– Tạo niềm tin cho khách hàng. Chứng minh được độ an toàn của sản phẩm, tiếp cận được nhiều khách hàng;
– Tăng tính cạnh tranh so với các thương hiệu chưa được công bố;
– Phát triển thương hiệu, nâng tầm sản phẩm của tổ chức, cá nhân;
– Đẩy lùi hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
Phân loại sản phẩm tinh dầu
Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu thiên nhiên gồm 02 loại là nguyên chất và không nguyên chất.
Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên nguyên chất là được làm từ 100% từ thực vật thiên nhiên. Không có chất hóa học hoặc pha thêm tinh dầu loại khác. Đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe, có thể dùng để ăn, uống. Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng cho cơ thể cần được bác sỹ tư vấn về liều lượng dùng.
Tinh dầu bưởi, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam,…là những tinh dầu thiên nhiên phổ biến.
Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên không nguyên chất là có pha với một số chất khác. Tinh dầu pha với cồn, chất nến,…nhưng vẫn giữ được mùi hương ban đầu. Hạn chế của tinh dầu này là có tạp chất và độ tinh khiết không cao. Dù có thể sử dụng cho sức khỏe nhưng có thể gây ra phản ứng phụ do tạp chất. Vì vậy, giá thành sẽ thấp hơn so với tinh dầu 100% từ thiên nhiên.
Sản phẩm tinh dầu khác
Tinh dầu tổng hợp là một sản phẩm công nghiệp, được làm từ các chất hóa học. Mùi hương được làm giống như tinh dầu thiên nhiên. Tinh dầu này được dùng để tạo hương thơm trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, xà phòng,… Không dùng tinh dầu tổng hợp cho việc hít, ăn, uống vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm tinh dầu
Yêu cầu về hồ sơ trong quá trình đăng ký sản phẩm về tinh dầu
Hồ sơ tự công bố theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:
“a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).”
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cần cung cấp thêm cho cơ quan có thẩm quyền:
– Giấy phép kinh doanh;
– Thông tin, mẫu sản phẩm tinh dầu;
– Bộ hồ sơ tiêu chuẩn cơ bản.
Cách xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm
Sản phẩm, hàng hóa chất lượng phải đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Công bố sản phẩm tinh dầu phải xây dựng theo Thông tư 11/2021/TT-BKHCN quy định chi tiết xây dựng và áp dụng công nghệ.
Xây dựng tiêu chuẩn được áp dụng trên:
– Tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
– Các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ. Kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm.
– Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) bổ sung, sửa đổi.
cong-bo-san-pham-tinh-dau
Những lưu ý khi tự công bố sản phẩm tinh dầu
– Xác định sản phẩm tinh dầu thuộc loại nào:
+ Nếu xác định tinh dầu là sản phẩm diệt khuẩn, dùng trong gia dụng, y tế thì căn cứ Nghị định 91/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp tinh dầu dùng làm mỹ phẩm thì căn cứ Thông tư 06/2011/TT-BYT;
– Trường hợp không thuộc ngành hàng cụ thể, tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố tinh dầu theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Quy trình tự công bố sản phẩm tinh dầu
Kiểm nghiệm sản phẩm tinh dầu
Kiểm nghiệm là việc thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thử nghiệm, để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng.
Quy trình tiến hành kiểm nghiệm tinh dầu như sau:
– Chuẩn bị mẫu tinh dầu cần kiểm nghiệm;
– Xây dựng TCCS phù hợp;
– Gửi mẫu đến cơ sở uy tín để được kiểm tra;
– Cơ sở sẽ thử nghiệm và đánh giá dựa trên các tiêu chí như chỉ tiêu vi sinh, kim loại, chất lượng.
– Từ 05 -07 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả kiểm nghiệm tinh dầu.
Thủ tục tự công bố đối với sản phẩm tinh dầu
Tài liệu cần chuẩn bị để tiến hành tự công bố tinh dầu như sau:
– Mẫu tự công bố sản phẩm tinh dầu;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm tinh dầu trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Giấy phép kinh doanh;
– Thông tin, nhãn tinh dầu.
Trình tự tự công bố sản phẩm tinh dầu:
– Tự công bố trên phương tiện đại chúng. Hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân. Hoặc chủ động niêm yết công khai tại trụ sở của mình.
– Công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu về ATTP.
– Trường hợp chưa có hệ thống thông tin thì nộp 1 bản đến cơ quan nhà nước lưu trữ hồ sơ. Gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
– Đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên sản phẩm lên trang thông tin điện tử cơ quan tiếp nhận.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Đối với tinh dầu xông cần thực hiện thủ tục công bố như thế nào?
Trường hơp, tinh dầu xông không thuộc Nghị định 91/2016/NĐ-CP và Thông tư số 06/2011/TT-BYT thì cơ sở tự thực hiện thủ tục tự công bố.
Thủ tục tự công bố tinh dầu xông thực hiện gồm 2 bước cơ bản:
– Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm và nhận kết quả.
– Thực hiện nộp hồ sơ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
“Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.”
Tiêu chuẩn lý hóa có phải là tiêu chuẩn bắt buộc khi kiểm nghiệm sản phẩm tinh dầu không?
Khi kiểm nghiệm sản phẩm tinh dầu, tiêu chuẩn lý hóa là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc.
Một số tiêu chuẩn Việt Nam quy định khi kiểm nghiêm sản phẩm tinh dầu
– Tinh dầu – phân tích bằng sắc ký khí trên cột nhồi – phương pháp chung: TCVN 9652:2013
– Tinh dầu – phân tích bằng sắc ký khí trên cột mao quản – phương pháp chung: TCVN 9653:2013
– Tinh dầu – phân tích bằng sắc ký khí trên cột mao quản chiral – phương pháp chung: TCVN 9654:2013
Khi sử dụng các phương pháp phân tích này, cần có thuốc thử, chất chuẩn nội, hỗn hợp thử nghiệm,..
Mô tả của phương pháp phân tích bằng sắc ký khí rất dài, do đó cần thiết lập các phương pháp chung, trong đó đưa ra các thông tin chi tiết về tất cả các thông số chung, thiết bị, dụng cụ, sản phẩm, phương pháp, công thức v.v… và mặt khác xây dựng các tiêu chuẩn có thông tin ngắn gọn về phương pháp xác định các thành phần cụ thể, trong đó đưa ra các điều kiện thao tác cụ thể.
Vì vậy, tiêu chí lý hóa là bắt buộc và được thực hiện theo các phương pháp chung.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
– Giấy phép kinh doanh;
– Nhãn dán, thông tin sản phẩm tinh dầu cần công bố;
– Chữ ký, dấu mộc tổ chức, cá nhân.
Phạm vi công việc của Pham Do Law
– Hướng dẫn hồ sơ khách hàng cung cấp cho Pham Do Law;
– Đem mẫu đi kiểm nghiệm, làm việc với cơ sở kiểm định để có kết quả kiểm nghiệm.
– Soạn hồ sơ tự công bố tinh dầu, tiến hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền;
– Gửi kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục tự công bố sản phẩm tinh dầu. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.