Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở
Việc thực hiện công bố đối với sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình là một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng niềm tin đơi với người tiêu dùng. Đối với sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm,… doanh nghiệp thực hiện công bố sản phẩm; đối với sản phẩm như nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt,… doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở. Vậy hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở như thế nào? Pham Do Law xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình đối với vấn đề trên.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Khái niệm công bố tiêu chuẩn cơ sở
- 3 Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
- 4 Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
- 5 Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
- 6 Đánh giá và cấp giấy xác nhận tiêu chuẩn cơ sở
- 7 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 8 Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007;
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;
Thông tư 11/2021/TT-BKHCN.
Khái niệm công bố tiêu chuẩn cơ sở
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; tiêu chuẩn được định nghĩa trong văn bản pháp luật như sau:
“1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.”
Như vậy, công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể hiểu là việc các tổ chức; cá nhân tự thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận công bố cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trước khi cơ sở sản xuất ra sản phẩm lưu hành thị trường; việc công bố này cá nhân, tổ chức thực hiện công bố phải chịu trách nhiệm với cơ sở của mình.
Tiêu chuẩn được công bố dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, các loại tiêu chuẩn được công bố gồm:
“1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:
a) Bao bì hàng hóa;
b) Nhãn hàng hóa;
c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.”
Những loại tiêu chuẩn nào được áp dụng cho sản phẩm?
Theo Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thật 2006, tiêu chuẩn được áp dụng cho sản phẩm như sau:
“Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.”
Như vậy, cơ sở có thể áp dụng công bố theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm. Bên cạnh đó, có thể áp dụng tiêu chuẩn khu vực; tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế; cho sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ.
Công bố tiêu chuẩn cơ sở là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN; tiêu chuẩn cơ sở được định nghĩa như sau:
“7. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công bố để áp dụng cho các hoạt động trong phạm vi của tổ chức đó. Tiêu chuẩn cơ sở viết tắt là TCCS;”
Công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể hiểu là là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng; hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.
Vì sao phải công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm?
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công bố tiêu chuẩn cơ sở theo thủ tục tại Thông tư 11/2021/TT-BKHCN. Để đảm bảo cơ sở sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn đúng theo các quy định của pháp luật; doanh cần thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Thứ hai, việc công bố là một yếu tố quan trọng nâng cao thương hiệu doanh nghiệp, là một sự khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, đây là một nhân tố tạo nên niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vì sự an toàn của sản phẩm là sự quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng chọn sản phẩm; do đó khi doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm của mình sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng và có lợi thế hơn trong thị trường cạnh tranh.
Thứ ba, hiện tại trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và lớn; có các cơ sở không đảm bảo tiêu chuẩn, khả tồn tại hàng giả, hàng nháy, hàng kém chất lượng là rất cao. Do vậy, khi thông qua chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ giám sát được chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường chất lượng sản phẩm khi lưu thông.
Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở
Cơ sở cần đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN:
“1. Yêu cầu đối với TCCS:
a) TCCS không được trái với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và quy định pháp luật;
b) Xây dựng TCCS phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác (sau đây viết tắt là cơ sở);
c) Áp dụng TCCS trong phạm vi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của tổ chức, cơ quan, đơn vị xây dựng, công bố TCCS đó.”
Căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Về căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN:
“2. Căn cứ xây dựng TCCS
a) Xây dựng TCCS dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; tiến bộ kỹ thuật; nhu cầu và khả năng thực tiễn quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
b) TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để tham khảo xây dựng hoặc chấp nhận thành TCCS.”
Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Các loại Tiêu chuẩn cơ sở
Loại tiêu chuẩn có sở gồm các loại được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN:
“1. Loại TCCS
TCCS gồm các loại sau:
a) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
b) Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo, hiệu chuẩn;
c) Tiêu chuẩn ghi nhận, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
d) Tiêu chuẩn quá trình;
đ) Tiêu chuẩn dịch vụ;
e) Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý của cơ sở để vận dụng cách thức phân loại hoặc bổ sung loại TCCS mới thích hợp cho cơ sở mình.”
Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Các phương thức xây dựng tiêu chuẩn có sở theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN:
“2. Phương thức xây dựng TCCS
Xây dựng TCCS theo những phương thức cơ bản sau:
a) Chấp nhận TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành TCCS;
b) Xây dựng mới TCCS trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
c) Sửa đổi, bổ sung TCCS.”
Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
Trình tự xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở theo các trình tự tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 11/2021/TT-BKHCN:
“1. Xây dựng TCCS tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS bao gồm những bước như sau:
a) Bước 1: lập kế hoạch xây dựng TCCS;
b) Bước 2: biên soạn dự thảo TCCS;
c) Bước 3: tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
d) Bước 4: tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
đ) Bước 5: xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
e) Bước 6: lập hồ sơ dự thảo TCCS;
g) Bước 7: thẩm tra dự thảo TCCS;
h) Bước 8: công bố TCCS;
i) Bước 9: in ấn TCCS.“
Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông tin gồm: tên sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần, thông số kỹ thuật, kết quả thử nghiệm,…
Bước 2: Tra cứu và nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia, khu vức, quốc tế có liên quan đến sản phẩm.
Bước 3: Phát họa thông tin thử nghiệm, lựa chọn phòng thử nghiệm phù hợp để gửi mẫu thử (đối với trường hợp sản phẩm chưa có kết quả thử nghiệm hoặc chưa thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu).
Bước 4: Thực hiện biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở.
Bước 5: Hoàn thiện tiêu chuẩn có sở, lập quyết định công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Bước 6: In ấn, ký và đóng dấu để công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở
Thứ nhất, thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Phần 1: Mục lục;
- Phần 2: Thông tin mở đầu;
- Phần 3: Phần cơ bản của tiêu chuẩn (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần 4: Thông tin bổ sung.
Về tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, đúng chính tả; không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
Về tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn; hoặc có thể thành từng tập tiêu chuẩn theo mỗi chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của tiêu chuẩn cơ sở phải đánh số và in dưới dạng tờ rời; để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung trong tương lai (tiêu chuẩn cơ sở có thể có bìa hoặc không có bìa).
Thứ hai, trình bày tiêu chuẩn cơ sở phải được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bởi dấu hai chấm (:) và đặt sau ký hiệu TCCS;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bởi dấu gạch chéo.
Ví dụ:
TCCS 113:2022/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 113, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2022.
Đánh giá và cấp giấy xác nhận tiêu chuẩn cơ sở
Việc đánh giá và cấp giấy xác nhận tiêu chuẩn cơ sở là một hoạt động tự nguyên và tách biệt với việc công bố tiêu chuẩn cơ sở. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và định hướng để xem xét xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở.
Khi có chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích sau:
- Đáp ứng được yêu cầu hồ sơ thầu hoặc chủ đầu tư khi đưa sản phẩm vào công trình.
- Là bản minh chứng sản phẩm được doanh nghiệp sran xuất phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.
- Tạo được niềm tin về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước.
- Tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cần lưu ý điều gì?
Có hai điều quan trọng cần lưu ý trong việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm:
Thứ nhất, xác định sản phẩm có thuộc nhóm công bố theo tiêu chuẩn cơ sở không. Đây là bước quan trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển ngày càng đa dạng các loại sản phẩm; nên việc xác định sản phẩm có thuộc nhóm công bố tiêu chuẩn không sẽ trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, dựa vào các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quy chuẩn Việt Nam cho nhóm sản phẩm để lên chỉ tiêu kiểm nghiệm. Trường hợp các sản phẩm chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quy chuẩn Việt Nam thì đa phần việc lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ và định hướng của chủ daonh nghiệp.
Để xác định sản phẩm có thuộc vào nhóm phải công bố theo Tiêu chuẩn cơ sở hay không cần lưu ý những gì?
Pháp luật hiện hành không có văn bản nào liệt kê toàn bộ các sản phẩm phải công bố tiêu chuẩn có sở. Tuy nhiên, những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn ở nơi sản xuất; cần phải công bố tiêu chuẩn cơ sở trước khi đưa sản phẩm ra thị trường; những sản phẩm này chịu sự quản lý của các bộ ngành, lĩnh vực được phân công theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp trước hết cần xác định sản phẩm của mình thuộc lĩnh vực nào quản lý; và tham vấn cơ quan chuyên môn đó để biết được sản phẩm của mình có cần phải công bố tiêu chuẩn có sở không.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
1/ Giấy đăng ký kinh doanh;
2/ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được sản xuất từ cơ sở.
Phạm vi công việc
1/ Nhận tài liệu quý khách cung cấp.
2/ Lập hồ sơ tự công bố tiêu cuẩn cơ sở hoàn chỉnh đúng quy định; trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
4/ Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện; chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
5/ Gửi kết quả cho quý khách.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.