Pham Do LawPham Do LawPham Do Law
0

Dịch vụ xin cấp Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ

Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế, việc trau dồi ngoại ngữ là điều cần thiết. Bạn có thể dễ dàng kết nối với người ngoại quốc, không phải lo sợ khi đi du lịch và đặc biệt còn giúp phát triển kinh tế nước nhà. Từ những lợi ích mà ngoại ngữ mang lại, các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư luôn tìm hiểu và phát triển các trung tâm ngoại ngữ. Vậy thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ như thế nào? Hồ sơ và trình tự ra sao? Qua vấn đề trên, Pham Do Law xin đưa ra ý kiến của mình đối với vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Giáo dục 2019;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
  • Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
  • Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT;
  • Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT;
  • Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT;
  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT năm 2018;

Trung tâm ngoại ngữ là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 21/2018/TT-BGDĐT thì:

“Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”

Đây là nơi tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng nước ngoài chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật,…

Các loại hình trung tâm ngoại ngữ

3 loại hình trung tâm ngoại ngữ

  • Trung tâm ngoại ngữ công do Nhà nước đầu tư thành lập. Đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
  • Trung tâm ngoại ngữ tư do cá nhân, tổ chức trong nước đầu tư thành lập. Đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
  • Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập. Đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 21/2018/TT-BGDĐT về nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ như sau:

  • Tổ chức, thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực. Đáp ứng nhu cầu của học viên;
  • Tuyển sinh và quản lý học viên;
  • Tổ chức thu thập, nghiên cứu, chọn lọc hoặc soạn thảo tài liệu dạy học. Đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Phù hợp với học viên;
  • Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân khi đủ Điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Thực hiện các công việc như biên – phiên dịch, lập trình, cài đặt phần mềm;
  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm;
  • Tổ chức hoạt động nghiên cứu phát triển trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục;
  • Công khai Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;
  • Được xác định và công khai mức thu học phí theo khoá học. Đảm bảo phù hợp với chất lượng đào tạo;
  • Thiết lập nội quy, quy định về chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị thuộc trung tâm. Quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến lược phát triển đã đề ra của trung tâm;
  • Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm. Được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi theo quy định của Pháp luật;
  • Các nhiệm vụ và quyền hạn khác.

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ theo Điều 47 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT năm 2018 về thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm:

  • Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường;
  • Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập trung tâm đào tạo trực thuộc. Có thẩm quyền quyết định đối với trung tâm ngoại ngữ trực thuộc;
  • Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ trực thuộc. Cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên trường. Các trung tâm ngoại ngữ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập trung tâm đào tạo trực thuộc.

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thành lập trung tâm phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội;
  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được Cơ quan Nhà nước phê quyệt;
  • Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (căn cứ Chương 2 Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT);
  • Trình bày rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng;
  • Có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài liệu;
  • Có đầy đủ phòng học, thư viện.

Những điều kiện này phải soạn thành các văn bản tài liệu và gửi kèm theo hồ sơ xin cấp phép.

Điều kiện của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ

1/ Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người trực tiếp quản lý, điều hành, tổ chức bộ máy. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.

2/ Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT:

  • Có nhân thân, lý lịch tốt;
  • Có năng lực điều hành và quản lý;
  • Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ. Yêu cầu tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc;
  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

3/ Giám đốc được cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm bổ nhiệm.

Đối với trung tâm tư và có vốn đầu tư nước ngoài thì cấp có thẩm quyền thành lập quyết định công nhận Giám đốc.

Nhiệm kỳ của Giám đốc trung tâm là 05 năm.

Điều kiện để cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện chung

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:

  • Thành lập trung tâm phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội;
  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được Cơ quan Nhà nước phê quyệt;
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ phải xác định rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Điều kiện của người đứng đầu trung tâm

Người đứng đầu trung tâm phải đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Có nhân thân, lý lịch tốt;
  • Có năng lực điều hành và quản lý;
  • Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ. Yêu cầu tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc;
  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Lưu ý: Người đứng đầu trung tâm có thể không đồng thời là Giám đốc trung tâm.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP hồ sơ thành lập trung tâm bao gồm:

1/ Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ;

2/ Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ:

  • Tên trung tâm ngoại ngữ;
  • Loại hình của trung tâm;
  • Địa điểm nơi đặt trung tâm;
  • Sự cần thiết và cơ sở phát lý của việc thành lập trung tâm ngoại ngữ;
  • Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm;
  • Chương trình, quy mô đào tạo, giảng dạy;
  • Cơ sở vật chất;
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy;
  • Sơ yếu lý lịch của Giám đốc trung tâm.

3/ Dự thảo nội quy tổ chức các hoạt động của trung tâm.

Quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ

1/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh uỷ quyền) quyết định đối với:

  • Các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc;
  • Các trung tâm ngoại ngữ thuộc trường trung cấp;
  • Các trung tâm ngoại ngữ do cá nhân, tổ chức đề nghị thành lập.

2/ Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.

3/ Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập trung tâm đào tạo trực thuộc. Có thẩm quyền quyết định đối với trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.

Trình tự cấp Giấy phép

Bước 1: Gửi trực 01 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn đặt Trung tâm ngoại ngữ.

Bước 2: Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đày đủ những hồ sơ hợp lệ, cơ quan có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra địa điểm đặt trung tâm theo quy định.

Bước 3: Trong 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép thành lập Trung tâm ngoại ngữ nếu đủ điều kiện, trường hợp chưa quyết định thành lập sẽ có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Cách thức nộp hồ sơ

STT Hình thức nộp Cách thức thực hiện
1 Nộp trực tiếp Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trung tâm đặt trụ sở
2 Nộp qua bưu điện Nộp 01 bộ hồ sơ thông qua các dịch vụ bưu chính đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trung tâm đặt trụ sở

Thời gian giải quyết

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc sở thông báo bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đúng;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đủ và hợp lệ, Giám đốc sở phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, thẩm định thực tế.

Thời hạn của Giấy phép

Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tuỳ vào từng địa điểm nơi đặt trụ sở trung tâm mà Giấy phép sẽ có thời hạn khác nhau. Khách hàng cần lưu ý thời hạn và địa điểm ghi trên giấy phép để kịp thời gia hạn.

Lệ phí

Để thành lập trung tâm ngoại ngữ, khách hàng cần lưu ý lệ phí sau:

  • Lệ phí xin cấp Giấy phép thành lập: 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.

Chế độ báo cáo

Cơ quan tiếp nhận báo cáo:

  • Sở Giáo dục và đào tạo nơi trung tâm đặt trụ sở.

Trung tâm ngoại ngữ phải gửi báo cáo 2 lần/ năm:

  • Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm (hạn gửi 30/7);
  • Báo cáo hoạt động 6 tháng cuối năm (hạn gửi 31/12).

Nội dung báo cáo:

  • Báo cáo danh sách, thông tin của cán bộ, giáo viên làm việc tại trung tâm; của lao động người nước ngoài làm việc tại trung tâm;
  • Đánh giá chung về kết quả hoạt động của trung tâm;
  • Những khó khăn và vướng mắc mà trung tâm gặp phải;
  • Đề xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng.

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ được gia hạn khi nào?

Thời hạn tiến hành thủ tục gia hạn là 10 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trung tâm.

Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tuỳ vào từng địa điểm nơi đặt trụ sở trung tâm mà Giấy phép sẽ có thời hạn khác nhau. Khách hàng cần lưu ý thời hạn và địa điểm ghi trên giấy phép để kịp thời gia hạn.

Câu hỏi 2: Thành lập trung tâm ngoại ngữ cần những bằng gì?

1/ Đối với Giám đốc trung tâm:

  • Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ. Yêu cầu tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

Quy định tại thông tư 01/2014/TT-BGDĐT:

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam CEFR
Sơ cấp Bậc 1 A1
Bậc 2 A2
Trung cấp Bậc 3 B1
Bậc 4 B2
Cao cấp Bậc 5 C1
Bậc 6 C2

2/ Đối với giáo viên là người Việt Nam:

Đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các điều kiện sau:

  • Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
  • Có bằng cao đẳng ngoại ngữ và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

3/ Đối với giáo viên là người bản ngữ:

  • Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

4/ Đối với giáo viên nước ngoài:

Đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các điều kiện sau:

  • Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
  • Có bằng cao đẳng ngoại ngữ và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
  • Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ bậc 5 trở lên hoặc chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

5/ Đối với nhân viên Kế toán, Thủ quỹ:

  • Kế toán có bằng trung cấp kế toán trở lên.
  • Thủ quỹ có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành nghề có liên quan như Kế toán, Tài chính, Kiểm toán…

6/ Đối với Bảo vệ:

  • Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là một lợi thế;
  • Có hợp đồng lao động với bên cung cấp dịch vụ bảo vệ.

Câu hỏi 3: Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bị thu hồi khi nào?

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm:

  • Trung tâm không hoạt động tại địa điểm được cấp phép;
  • Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động 2 lần/ năm;
  • Cán bộ quản lý, giáo viên không đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định.

Dịch vụ xin cấp Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nghành nghề về dạy ngoại ngữ;
  • Hợp đồng thuê, mượn trụ sở của trung tâm (Thời hạn thuê ít nhất 01 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ);
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở trung tâm;
  • Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học hoặc các chứng chỉ có giá trị tương đương;
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân có chứng thực;
  • Giấy xác nhận hoạt động của phường tại nơi đặt trụ sở.

Phạm vi công việc

  • Nhận hồ sơ và tư vấn về các vấn đề liên quan thủ tục xin cấp Giấy phép;
  • Soạn thảo nộp hồ sơ phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ sao y, chứng thực các tài liệu có liên quan;
  • Xin cấp giấy phép thành lập trung tâm;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
  • Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần tuân thủ sau khi được cấp giấy phép.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Dịch vụ xin cấp Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • 36
  • 37
  • 38
  • 39
  • 40
  • 41
  • 42

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0972599340