Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động – Quy trình xin cấp phép
Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động là loại sản phẩm đặc biệt, có vai trò trong việc bảo vệ các bí mật của cơ quan nhà nước. Vì thế, kinh doanh các thiết bị này được xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; được nhà nước quản lý chặt chẽ. Các cơ sở muốn hoạt động kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật; đồng thời phải được cấp các loại giấy phép cần thiết. Vậy Quy trình xin cấp Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động như thế nào? Pham Do Law xin được chia sẻ qua bài viết sau đây.
Nội dung
- 1 Cơ sở Pháp lý
- 2 Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động là gì?
- 3 Kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động là hoạt động gồm những gì?
- 4 Có phải cơ sở nào cũng được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
- 5 Điều kiện xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
- 6 Hồ sơ xin Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
- 7 Hướng dẫn xin Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
- 8 Trách nhiệm chung về duy trì an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- 9 Trách nhiệm đối với cơ sở kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động?
- 10 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 10.1 Cơ sở kinh doanh có được bán các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cá nhân không?
- 10.2 Cơ sở kinh doanh Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động bị thu hồi giấy phép an ninh trật tự khi nào?
- 10.3 Trường hợp bị thu hồi vô thời hạn
- 10.4 Trường hợp bị thu hồi từ 03 tháng đến 06 tháng
- 11 Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Cơ sở Pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
Luật Đầu tư 2020
Nghị định 96/2016/NĐ-CP
Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động là gì?
Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động có thể hiểu là thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc. Loại thiết bị này chỉ phát huy công dụng trong một phạm vi xác định. Nó thường được dùng để ngăn chặn những thiết bị theo dõi, đảm bảo tính tuyệt mật của những thông tin quan trọng (thường là những thông tin của chính phủ, thông tin về quân sự,…)
Kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động là hoạt động gồm những gì?
Kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động bao gồm những hoạt động liên quan đến các thiết bị này như sau:
- Sản xuất
- Nhập khẩu
- Xuất khẩu
- Mua, bán
Có phải cơ sở nào cũng được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020; kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động được xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở muốn thực hiện hoạt động kinh doanh này cần đáp ứng các nhu cầu theo quy định pháp luật; đồng thời phải được cấp các loại giấy phép cần thiết. Vì thế, không phải cơ sở nào cũng được kinh doanh các thiết bị này.
Điều kiện xin giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
Điều kiện chung
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện xin cấp giấy phép an ninh trật tự áp dụng chung cho các ngành nghề; bao gồm kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động như sau:
– Cơ sở kinh doanh phải được thành lập, đăng ký hoặc cấp phép theo quy định pháp luật Việt Nam;
– Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự không nằm trong các trường hợp sau:
+ Đối với người Việt Nam:
- Đã bị khởi tố và đang trong quá trình tiến hành điều ra, truy tố, xét xử;
- Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích;
- Đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ;
- Đang bị quản chế, cấm cư trú; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hộ chiếu nước ngoài) và người nước ngoài: những người chưa được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lưu trú
– Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa, cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Điều kiện riêng
Các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được phép kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
Hồ sơ xin Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
1/ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu 03 Phụ lục Nghị định 96/2016/NĐ-CP);
2/ Bản sao có chứng thực một trong các loại văn bản:
“Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu.”
3/ Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa;
4/ Bản khai lý lịch kèm Phiếu lý lịch tư pháp; hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự.
Hướng dẫn xin Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
Cơ quan có thẩm quyền
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Trình tự nộp hồ sơ
Bước 1: Cơ sở inh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ; nộp cho cơ quan có thẩm quyền là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ: cấp Giấy biên nhận hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ/ chưa hợp lệ: cơ quan hướng dẫn cụ thể cách chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: trả lại hồ sơ; đồng thời phải có thông báo nêu rõ lý do.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp trong vòng 05 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);
– Trường hợp không cấp; cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do trong vòng 04 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ).
Cách thức nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo 03 cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Nộp trực truyến;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính.
Phí và lệ phí
Phí thẩm định: 300.000 đồng/ hồ sơ.
Trách nhiệm chung về duy trì an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Vì tính chất đặc biệt của loại hình kinh doanh; các cơ sở kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự theo quy định pháp luật. Theo đó, cơ sở phải đảm bảo các cách nhiệm chung quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
– Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định pháp luật;
– Thông báo bằng văn bản cho công an xã, phường, thị trấn địa phương; kèm bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; trong vòng 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh;
– Duy trì các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh;
– Không dùng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;
– Thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện; nghi ngờ có vụ việc liên quan đến an ninh trật tự;
– Nếu bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền trong vòng 03 ngày làm việc;
– Thực hiện báo cáo hằng quý và báo cáo đột xuất;
– Chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh tra, kiểm tra;
– Sử dụng người lao động đủ độ tuổi lao động, không chấp hành án phạt tù, cải tạo,…;
– Trong vòng 20 ngày kể từ ngày hoạt động, cơ sở cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
+ Danh sách người lao động;
+ Bản khai lý lịch; bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở đủ điều kiện kinh doanh;
+ Danh sách thống kê phương tiện phục vụ công tác bảo vệ;
+ Sơ đồ khu vực kinh doanh (áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định).
– Nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị mất hoặc bị hư hỏng, cần thay đổi thông tin; phải có văn bản đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi;
– Tổ chức đào tạo; huấn luyện công tác an ninh trật tự dưới sự hướng dẫn của cơ quan công an;
– Nếu cơ sở tạm ngừng hoạt động; phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm ngưng hoạt động;
– Thống kê đầy đủ:
+ Số súng quân dụng;
+ Vật liệu nổ công nghiệp;
+ Tiền chất thuốc nổ;
+ Công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có).
+ Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước nếu ngưng hoạt động.
– Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh;
– Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Trách nhiệm đối với cơ sở kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động?
Ngoài việc đảm bảo các trách nhiệm chung; cơ sở kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động còn có trách nhiệm riêng như sau:
– Chỉ được kinh doanh các thiết bị có nguồn gốc và xuất xứ hợp pháp;
– Đảm bảo kho hàng bảo quản chặt chẽ, an toàn các thiết bị;
– Chỉ được bán thiết bị cho các cơ quan, tổ chức khi có sự cho phép bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
– Gửi báo cáo và danh sách mua hàng hằng quý cho cơ quan có thẩm quyền;
– Tiêu hủy các thiết bị hư hỏng.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
Cơ sở kinh doanh có được bán các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cá nhân không?
Khoản 3 Điều 40 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động như sau:
“3. Chỉ được phép bán các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Công an hoặc Quân đội theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan, tổ chức khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng.”
Như vậy, cơ sở kinh doanh không được bán các thiết bị này cho cá nhân. Chỉ được bán thiết bị cho các cơ quan, tổ chức khi có sự cho phép bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở kinh doanh Thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động bị thu hồi giấy phép an ninh trật tự khi nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 96/2016/NĐ-CP; cơ sở kinh doanh có thể bị thu hồi giấy phép vô thời hạn hoặc có thời hạn. Cụ thể như sau:
Trường hợp bị thu hồi vô thời hạn
– Sử dụng tài liệu giả; thông tin không đúng thực tế trong quá trình xin cấp giấy phép;
– Cơ sở không đáp ứng điều kiện kinh doanh sau khi được cấp giấy phép; đồng thời không khắc phục được trong vòng 40 ngày;
– Cơ sở không hoạt động trong vòng 06 tháng sau khi được cấp giấy phép;
– Cơ sở bị phá sản, giải thể;
– Cơ sở bị đình chỉ hoạt động; bị thu hồi các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;
– Cho mượn, cho thuê, mua, bán giấy phép;
– Bị cơ quan kiến nghị thu hồi giấy phép do lợi dụng hoạt động của cơ sở xâm hại đến an ninh, trật tự.
Trường hợp bị thu hồi từ 03 tháng đến 06 tháng
– Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm đã đăng ký trong giấy phép;
– Không khắc phục điều kiện về an ninh, trật tự trong vòng 30 ngày; (tính từ ngày bị xử phạt hành chính);
– Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong phép;
– Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên trong một năm do vi phạm quy định về an ninh, trật tự;
– Không báo cáo định kỳ hàng quý cho cơ quan có thẩm quyền trong 04 quý liên tục.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
1/ Bản sao một trong các loại văn bản:
“Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu.”
2/ Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến việc thực hiện Thủ tục làm giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
Phạm vi công việc
1/ Tư vấn Thủ tục làm giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động và tất cả các vấn đề có liên quan;
2/ Nhận tài liệu từ quý khách hàng;
3/ Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, nhanh chóng;
4/ Trực tiếp nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5/ Nhận kết quả và kiểm tra lại thông tin của quý khách hàng;
6/ Gửi kết quả cho quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Giấy phép an ninh trật tự kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động – Quy trình xin cấp phép. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.