Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà
Hiện nay, bên cạnh việc học tập tại trường, phụ huynh và học sinh còn có nhu cầu củng cố và bồi dưỡng thêm kiến thức. Do đó, các lớp dạy thêm tại nhà của giáo viên cũng là một trong những sự lựa chọn của đông đảo phụ huynh, học sinh. Vậy đối với loại hình lớp dạy thêm tại nhà, có cần thực hiện thủ tục pháp lý nào theo quy định pháp luật không? Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà như thế nào? Pham Do Law xin đưa ra ý kiến tư vấn của mình về vấn đề trên.
Nội dung
- 1 Cơ sở pháp lý
- 2 Vì sao phải mở lớp dạy thêm tại nhà?
- 3 Nguyên tắc và lưu ý trong hoạt động dạy thêm học thêm
- 4 Điều kiện để được cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
- 5 Hồ sơ xin cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
- 6 Quy trình cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
- 7 Câu hỏi pháp lý thường gặp
- 7.1 1/ Nghĩa vụ thuế đối với người mở lớp dạy thêm tại nhà được quy định như thế nào?
- 7.2 2/ Đối với hoạt động dạy thêm tại nhà là lớp học tình thương thì có phải xin thủ tục mở lớp dạy thêm tại nhà hay không?
- 7.3 3/ Trường hợp người dạy thêm không có chứng chỉ cho chuyên môn đối với môn học đang dạy thì có được mở lớp dạy thêm tại nhà hay không?
- 8 Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Cơ sở pháp lý
Luật giáo dục 2019;
Nghị định 138/2013/NĐ-CP;
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT;
Văn bản tham khảo: Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT.
Vì sao phải mở lớp dạy thêm tại nhà?
Dưới góc nhìn khách quan, dạy thêm là một hoạt động đáp ứng nhu cầu củng cố kiến thức đã học tại trường; và bổ sung thêm kiến thức cho học sinh. Những học sinh học tốt muốn được tiếp thu những kiến thức nâng cao; học sinh học yếu cũng muốn cải thiện hơn. Chính vì vậy, lớp dạy thêm là nguồn cung đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Nguyên tắc và lưu ý trong hoạt động dạy thêm học thêm
Nguyên tắc đối với hoạt động dạy thêm, học thêm
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT những nguyên tắc về công tác dạy thêm học thêm cần lưu ý theo quy định:
“Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.”
Một số lưu ý trong hoạt động dạy thêm học thêm
Thứ nhất, cần lưu ý về một số trường hợp không được dạy thêm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT
“Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”
Thứ hai, không cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo quy định pháp luật hiện hành.
Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT bãi bỏ một số Điều của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm học thêm. Trong đó bãi bỏ quy định về việc cấp giấy phép dạy thêm; học thêm cho người tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường học. Tuy nhiên, vẫn còn giữ lại các quy định về thu và quản lý tiền học thêm; đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Thứ ba, những quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư 17/2012/ TT-BGDĐT; đã bãi bỏ một số quy định về dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, vẫn còn giữ một số quy định về thu; quản lý tiền học thêm ngoài nhà trường. Vì vậy, tổ chức, cá nhân có mong muốn mở lớp dạy thêm và đáp ứng các điều kiện; thì cần đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới loại hình hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp khác.
Điều kiện để được cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
Điều kiện về hoạt động dạy thêm học thêm
Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT được áp dụng đối với giáo viên đã dạy ở trường; không được phép mở lớp dạy thêm bên ngoài. Tuy nhiên không có quy định cấm giáo viên bên ngoài được dạy thêm. Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có Thông tư 03/2011/TT-BGD ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học mà không ban hành về các lớp học về các lĩnh vực khác.
Như vậy, nếu giáo viên không phải là gióa viên trong các trường học công lập và đáp ứng các điều kiện quy định thì cá nhân, tổ chức có thể đăng ký hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp đối với hoạt động dạy thêm.
Điều kiện đối với người mở lớp dạy thêm tại nhà
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT người mở lớp dạy thêm không thuộc các trường hợp sau:
“4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”
Hồ sơ xin cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
căn cứ theo điều kiện mở lớp dạy thêm tại nhà như đã trình bày phía trên. Có thể thấy, lớp dạy thêm tại nhà không còn được cấp phép theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT; thay vào đó các cá nhân đáp ứng các điều kiện sẽ đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh để thành lập hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp.
Cá nhân muốn đăng ký hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1/ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
2/ Bản sao các giấy tờ sau:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân với chủ hộ kinh doanh;
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).
- Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh).
Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký doanh nghiệp; gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
1/ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2/ Điều lệ công ty;
3/ Danh sách thành viên (Đối với loại hình công ty TNHH);
4/ Bản sao của các giấy tờ sau:
- Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên; hoặc là các cổ đông sáng lập; hoặc là cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền. Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền; của thành viên hoặc là cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo như quy định Luật đầu tư.
Quy trình cấp phép mở lớp dạy thêm tại nhà
Cơ quan có thẩm quyền
1/ Đối với hộ kinh doanh: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện;
2/ Đối với doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Trình tự thực hiện
1/ Đối với lớp, trung tâm dạy thêm dưới hình thức hộ kinh doanh thì trình tự thực hiện như sau:
- Người thành lập hộ kinh doanh; hoặc hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp huyện; trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND cấp huyện; thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ; hoặc người thành lập hộ kinh doanh; nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
2/ Đối với trung tâm dạy thêm dưới hình thức doanh nghiệp thì trình tự thực hiện như sau:
- Người thành lập doanh nghiệp; hoặc là người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; và cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp; sẽ có thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện
1/ Đăng ký hộ kinh doanh: nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.
2/ Đăng ký doanh nghiệp: qua cổng thông tin điện tử.
Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả
1/ Đăng ký hộ kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2/ Đăng ký doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Câu hỏi pháp lý thường gặp
1/ Nghĩa vụ thuế đối với người mở lớp dạy thêm tại nhà được quy định như thế nào?
Đối với loại hình hộ kinh doanh; căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 92/2015/TT-BTC; các nghĩa vụ thuế bao gồm 03 loại: Thuế thu nhận cá nhân; thuế giá trị gia tăng; lệ phí (thuế) môn bài. Tuy nhiên, đối với lệ phí môn bài theo quy định Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Nghị định 22/2020/NĐ-CP; thì hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong một số trường hợp như sau:
Doanh thu từ 100 triệu VNĐ/năm trở xuống | Miễn lệ phí môn bài |
Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá | Miễn lệ phí môn bài |
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyến, không có địa điểm cố định | Miễn lệ phí môn bài |
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 | Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên |
Đối với loại hình doanh nghiệp, căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 92/2015/TT-BTC; tuỳ vào ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ nộp các loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, dù loại hình doanh nghiệp nào phải nộp 04 loại thuế sau: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
2/ Đối với hoạt động dạy thêm tại nhà là lớp học tình thương thì có phải xin thủ tục mở lớp dạy thêm tại nhà hay không?
Đối với hoạt động dạy thêm tại nhà là lớp học tình thương; thì cá nhân, tổ chức phải xin thủ tục mở lớp dạy thêm.
Vì theo quy định Luật Giáo dục 2019 và Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT; không quy định trường hợp ngoại lệ như dạy thêm tại nhà là lớp học tình thương không cần xin thủ tục mở lớp dạy thêm.
Vì vậy, việc mở lớp dạy thêm tại nhà dưới mục đích gì vẫn phải xin thủ tục mở lớp dạy thêm.
3/ Trường hợp người dạy thêm không có chứng chỉ cho chuyên môn đối với môn học đang dạy thì có được mở lớp dạy thêm tại nhà hay không?
Người không có chứng chỉ chuyên môn đối với môn học đang dạy có thể mở lớp dạy thêm tại nhà, ngoài trường học nếu được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT; có một số quy định yêu cầu đối với người dạy thêm, tổ chức dạy thêm ngoài trường. Tuy nhiên, Quyết định 2499/2019/QĐ-BGDĐT; đã bãi bỏ một số quy định về yêu cầu đối với người dạy thêm trong Thông tư 17/2012/TT-BDGĐT.
Như vậy, người không có chứng chỉ chuyên môn đối với môn học đang dạy; thì vẫn có thể mở lớp dạy thêm nếu được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng về mặt chuyên môn; thì người mở lớp dạy thêm môn học nào cũng phải đáp ứng trình độ nhất định.
Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law
Khách hàng cần cung cấp
1/ Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ sở hữu và thành viên.
Phạm vi công việc
1/ Tạo hồ sơ theo đúng quy định và trình khách hàng ký trong thời gian nhanh nhất.
2/ Sau khi hồ sơ đã được hoàn thiện và được ký kết, chúng tôi sẽ gửi đến cơ quan nhà nước phù hợp.
3/ Trực tiếp theo dõi dữ liệu từ chuyên viên tiếp nhận, hoàn thành các yêu cầu của chuyên viên.
4/ Kiểm tra thông tin của đối tác và nhận kết quả.
5/ Gửi kết quả cho đối tác.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Kinh nghiệm mở lớp dạy thêm tại nhà. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.